Câu hỏi/bài tập:
Câu 5 (trang 22, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
(Bài tập 3, SGK) Chỉ ra tác dụng của dấu chấm lửng trong những câu dưới đây:
a) Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,… (Hồ Chí Minh)
b) Cha mượn cho con buồm trắng nhé,
Đề con đi...
(Hoàng Trung Thông)
c) Về đây mới thấy, sen xứng đáng để... ngợp. (Văn Công Hùng)
Advertisements (Quảng cáo)
d) Nhưng... xin lỗi… - Từ đầu dây bên kia có giọng kinh ngạc phản đối -Tôi không thể…! (Brét-bơ-ry)
Nêu tác dụng của dấu chấm lửng trong từng trường hợp.
a) Dấu chấm lửng tỏ ý còn nhiều vị anh hùng dân tộc nữa chưa liệt kê.
b) Dấu chấm lửng diễn tả những ước mơ dài rộng chưa kể ra hết, gợi liên tưởng về những không gian cao xa, xa như ước mơ con.
c) Dấu chấm lửng làm giảm nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ là từ “ngợp”.
d) Dấu chấm lửng thể hiện chỗ lời nói bỏ dở, ngập ngừng, ngắt quãng.