Câu 1
Câu 1 (trang 24, SBT Ngữ văn 7, tập 1)
Chọn ý trả lời đúng cho câu hỏi: “Tại sao văn bản Chất làm gỉ là một truyện khoa học viễn tưởng?”
A. Vì đó là câu chuyện tưởng tượng, hư cấu đầy những yếu tố thần kì
B. Vì đó là câu chuyện tưởng tượng dựa trên thành tựu của khoa học và công nghệ
C. Vì đó là câu chuyện kể lại mâu thuẫn giữa ông đại tá và viên trung sĩ
D. Vì đó là câu chuyện viết về việc chế tạo vũ khí trong quân đội
Nhớ lại đặc điểm của truyện khoa học viễn tưởng ở phần Kiến thức ngữ văn để xác định
Đáp án B
Câu 2
Câu 2 (trang 24, SBT Ngữ văn 7, tập 1)
(Câu hỏi 2, SGK) Em hiểu “chất làm gỉ” là gì? Ý tưởng về “chất làm gi” của viên trung sĩ dựa trên cơ sở nào? Đoạn văn nào trong văn bản Chất làm gỉ nêu lên những kiến thức khoa học liên quan đến ý tưởng ấy?
Đọc kĩ văn bản, chú ý cơ sở phát minh mà viên trung sĩ đề xuất
- Em hiểu “chất làm gỉ” là chất khiến các loại súng máy, vũ khí chiến tranh bị hóa thành bột hoặc vô hiệu hóa, không thể thực hiện chức năng chiến đấu, giết chóc
- Đoạn văn nêu lên những kiến thức khoa học liên quan đến ý tưởng chất làm gỉ thể hiện rõ nhất ở đoạn viên trung sĩ giải thích cho ông đại tá ý tưởng khoa học của mình: “Phát minh này dựa trên cơ sở cấu trúc của các nguyên tử xác định. Nếu như đại tá nghiên cứu chúng, đại tá hẳn biết rằng các nguyên tử của loại thép vũ khí được sắp đặt theo một trật tự nhất định. Tôi đi tìm một nhân tố nào đó có khả năng phá huỷ sự cân bằng của chúng. Có lẽ đại tá biết là tôi nghiên cứu vật lý và luyện kim... Trong đầu tôi nảy ra ý nghĩ là trong khí quyển bao giờ cũng có chất gây ra sự hoen gỉ: đó là hơi nước. Cần tìm ra phương pháp nào đó để gây ra ở thép một hiệu ứng “sốc thần kinh”. Khi đó, hơi nước sẽ tự làm công việc của nó.”.
Câu 3
Câu 3 (trang 24, SBT Ngữ văn 7, tập 1)
(Câu hỏi 3, SGK) Sự hình dung, tưởng tượng rất sinh động, phong phú về tác động của “chất làm gỉ” được tác giả thể hiện rõ ở những đoạn văn nào?
Đọc kỹ văn bản.
Sự hình dung, tưởng tượng rất sinh động, phong phú về tác động của chất làm gỉ được tác giả thể hiện rõ ở lời đối thoại nói về ước mơ của viên trung sĩ qua đoạn văn: “Các thiết bị của tôi nhỏ đến nỗi có thể nhét vừa trong bao diêm. Tầm hoạt động của nó là chín trăm dặm. Tôi có thể điều chỉnh nó cho bất cứ loại thép nào và trong vài ngày đi khắp châu Mỹ. Những quốc gia khác không thể sử dụng thiết bị này, vì tôi sẽ huỷ diệt ngay cứ phương tiện kỹ thuật nào chống lại chúng ta. Sau đó, tôi sẽ sang châu Âu. Trong vòng một tháng, tôi sẽ làm cho cả thế giới tránh được thảm hoạ chiến tranh.”
Câu 4
Câu 4 (trang 25, SBT Ngữ văn 7, tập 1)
(Câu hỏi 4, SGK) Ý tưởng dùng “chất làm gỉ” để vô hiệu hoá tất cả các vũ khí làm bằng kim loại của viên trung sĩ có ý nghĩa gì?
Advertisements (Quảng cáo)
Đọc kĩ đoạn trích
Ý tưởng dùng chất làm gỉ để vô hiệu hóa tất cả các vũ khí làm bằng kim loại của viên trung sĩ có ý nghĩa xóa bỏ vũ khí để chấm dứt chiến tranh.
Câu 5
Câu 5 (trang 21, SBT Ngữ văn 7, tập 1)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Ông sờ các túi áo.
- Chiếc bút vừa ở đây mà. Khoan đã...
Ông đặt tạm ống nói sang một bên, nhìn khắp mặt bàn, rồi xem trong ngăn kéo. Sau đó, ông đứng chết lặng. Ông từ từ thò tay vào trong túi và lần tìm trong đó. Hai ngón tay ông lôi ra một dúm bột gì đó. Một ít chất vụn gỉ màu đỏ vàng rơi lả tả xuống tờ giấy thấm. Đại tả ngồi im lặng nhìn trân trân phía trước một lúc. Sau đó, ông cầm lấy máy điện thoại.
– Mét-thiu, – Ông nói – anh hãy đặt máy điện thoại xuống.
Ông nghe thấy tiếng “cạch” và bắt đầu quay số khác.
– Alô, lính gác đâu? Có một người mà chắc anh cũng biết, tên là Hô-lít, bất cứ lúc nào cũng có thể đi qua chỗ anh. Hãy giữ anh ta lại. Nếu cần, hãy bắn anh ta. Không phải hỏi han gì cả, hãy giết cái thằng vô lại ấy đi, hiểu chưa? Đại tá đây. Phải, hãy giết hắn ta... anh nghe rõ không?
- Nhưng... xin lỗi... – Từ đầu dây bên kia có giọng kinh ngạc phản đối – Tôi không thể....
– Anh muốn nói gì vậy, quỷ tha ma bắt anh đi! Tại sao lại không thể?
– Tại vì... Giọng nói đứt quãng. Trong ống điện thoại nghe rõ tiếng thở hổn hển của người lính gác. Đại tá lắc mạnh ống điện thoại:
Chú ý! Hãy cầm lấy súng!
Tôi không thể bắn được. – Người lính gác đáp.
a) Đoạn trích trên thuộc phần nào của văn bản Chất làm gì? Nội dung chính của đoạn trích này kể về sự kiện gì?
b) Ý tưởng khoa học về “chất làm gỉ” của viên trung sĩ đã thể hiện rõ ràng và sinh động ở các chi tiết nào trong đoạn trích?
c) Vì sao người lính gác không thể làm được theo lệnh của ông đại tá?
Đọc kĩ đoạn trích
a. Đoạn trích trên thuộc phần cuối của văn bản
Nội dung chính của đoạn này là: Chất làm gỉ trở thành sự thật
b. Ý tưởng khoa học về “chất làm gỉ” của viên trung sĩ đã thể hiện rõ ràng và sinh động ở các chi tiết: “Ông từ từ thò tay vào trong túi và lần tìm trong đó. Hai ngón tay ông lôi ra một dúm bột gì đó. Một ít chất vụn gỉ màu đỏ vàng rơi lả tả xuống tờ giấy thấm”
c. Người lính gác không thể làm được theo lệnh của ông đại tá vì mọi vũ khí của họ đã bị biến thành vụn gỉ