Trang chủ Lớp 7 SBT Văn 7 - Cánh diều Bài tập đọc hiểu: Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và...

Bài tập đọc hiểu: Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (1) trang 9 SBT Văn 7 - Cánh diều: Phương án nào dưới đây là khái niệm của thể loại...

Giải và trình bày phương pháp giải Câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 giải Bài tập đọc hiểu: Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội (1) trang 9 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều. Phương án nào dưới đây là khái niệm của thể loại tục ngữ?...

Câu 1

Câu 1 (trang 9, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Phương án nào dưới đây là khái niệm của thể loại tục ngữ?

A. Là những câu ca truyền miệng không theo một điệu nhất định, nhằm bộc lộ tình cảm, cảm xúc trữ tình của người xưa

B. Là những câu nói dân gian ngắn gọn, hàm súc, thường có vần điệu, có hình ảnh, nhằm đúc kết kinh nghiệm về thế giới tự nhiên và đời sống con người

C. Là một tổ hợp từ cố định, được sản sinh trong quá trình giao tiếp giữa người với người

D. Là tập hợp các từ ngữ có tính tượng hình, tượng trưng, thường dùng để chỉ các khái niệm, có cái nhìn tổng quát

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Nhớ lại kiến thức về tục ngữ

Answer - Lời giải/Đáp án

Đáp án B


Câu 2

Câu 2 (trang 9, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Việc sử dụng tục ngữ trong giao tiếp có lợi ích ra sao?

A. Giúp cho lời ăn tiếng nói thêm sâu sắc, sinh động, có tính biểu cảm cao

B. Giúp cho lời ăn tiếng nói lôi cuốn hơn, để đưa đẩy, rào đón người nghe

C. Giúp cho lời nói kín đáo, bóng gió, không cho người nghe hiểu rõ ngay ý của người nói

D. Giúp cho lời nói nhẹ nhàng, bay bổng, nhằm diễn tả thế giới tâm tình của người nói

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Nhớ lại kiến thức về tục ngữ

Answer - Lời giải/Đáp án

Đáp án A


Câu 3

Câu 3 (trang 10, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội bao gồm những đối tượng nào?

A. Là các quy luật của tự nhiên

B. Là quá trình lao động, sinh hoạt và sản xuất của con người

C. Là con người với các mối quan hệ và những phẩm chất, lối sống cần phải có

D. Tất cả các đối tượng trên

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Nhớ lại kiến thức tục ngữ về thiên nhiên, lao động và con người, xã hội

Answer - Lời giải/Đáp án

Đáp án D


Câu 4

Câu 4 (trang 10, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Tục ngữ về thiên nhiên, lao động có ý nghĩa gì?

A. Là bài học dân gian để giúp người dân lao động suy đoán được cuộc sống và tương lai của chính mình

B. Là bài học dân gian để giúp người dân lao động nâng cao tinh thần lạc quan, yêu đời trong lao động, sản xuất

C. Là bài học dân gian về khí tượng để giúp người dân lao động chủ động dự đoán thời tiết và nâng cao năng suất lao động

D. Tất cả phương án trên

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Nhớ lại kiến thức tục ngữ về thiên nhiên, lao động

Answer - Lời giải/Đáp án

Đáp án C


Advertisements (Quảng cáo)

Câu 5

Câu 5 (trang 10, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

Câu nào sau đây không phải là tục ngữ?

A. Thương người như thể thương thân

B. Tấc đất tấc vàng

C. Một mặt người bằng mười mặt của

D. Đẹp như tiên

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Nhớ lại kiến thức về tục ngữ

Answer - Lời giải/Đáp án

Đáp án D


Câu 6

Câu 6 (trang 10, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

(Câu hỏi 3, SGK) Các câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động đã phản ánh những kinh nghiệm gì? Những kinh nghiệm ấy có vai trò như thế nào đối với người lao động?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Nhớ lại nội dung các câu tục ngữ

Answer - Lời giải/Đáp án

- Giải thích ý nghĩa cụ thể của các câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động:

+ Câu 1: Kinh nghiệm nhìn sao để dự đoán thời tiết nắng, mưa

+ Câu 2: Kinh nghiệm trồng trọt được ông cha ta đúc kết qua câu tục ngữ: Thường thì đến tháng Ba âm lịch, hoa màu rất cần nước nên cơn mưa lúc này rất có ích; nhưng đến tháng Tư, cây trồng đang trong quá trình phát triển, ít cần nước nên những cơn mưa lớn tháng Tư sẽ làm hư đất, hư cây trồng

+ Câu 3: Kinh nghiệm trồng lúa nước được người xưa đúc kết, gồm bốn yếu tố cần thiết và quan trọng để đạt được năng suất cao

+ Câu 4: Nhằm khẳng định một chân lí: Đất quý như vàng, đất đai trồng trọt có giá trị đặc biệt. Câu tục ngữ còn mang một hàm nghĩa: khuyên mọi người phải biết quý trọng và bảo vệ đất đai ruộng đồng để sản xuất

+ Câu 5: Thông qua sự vất vả của nghề nuôi tằm, đối nghịch lại với sự nhàn hạ của việc nuôi lợn nhằm phản ánh cho mọi người thấu hiển nỗi vất vả của người nông dân và trân trọng những sản phẩm nông nghiệp do chính công sức lao động của họ tạo nên

- Những kinh nghiệm ấy có vai trò rất quan trọng đối với người lao động trong việc xác định, dự đoán được thời tiết, thời vụ để nuôi trồng, cũng như bảo vệ, quý trọng đất đai


Câu 7

Câu 7 (trang 10, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

(Câu hỏi 4, SGK) Các câu tục ngữ về con người, xã hội muốn nhắn gửi mọi người điều gì?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Nhớ lại nội dung các câu tục ngữ

Answer - Lời giải/Đáp án

Đề cao giá trị con người và khuyên răn mọi người phải biết yêu thương, giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau; đồng thời, khuyên nhủ chúng ta cần có tinh thần vượt khó, giữ vững ý chí, quyết tâm mọi công việc thì ắt sẽ thành công


Câu 8

Câu 8 (trang 10, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

(Câu hỏi 6, SGK) Theo em, các câu tục ngữ trên có còn hữu ích với cuộc sống ngày nay không? Hãy nêu một câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động và một câu tục ngữ về con người, xã hội mà em thấy vẫn có ích với cuộc sống ngày nay.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Nhớ lại nội dung các câu tục ngữ

Answer - Lời giải/Đáp án

- Những câu tục ngữ trên luôn hữu ích đối với cuộc sống ngày nay trong việc quan sát hiện tượng tự nhiên, lao động sản xuất cũng như bảo vệ, quý trọng đất đai và đề cao giá trị con người

- Một số câu tục ngữ khác:

+ Chớp đằng tây mưa dây bão giật

+ Cầu vồng mống cụt, không lụt cũng mưa

+ Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa

+ Ở chọn nơi, chơi chọn bạn.

+ Một miếng khi đói bằng một gói khi no.

Advertisements (Quảng cáo)