Trang chủ Lớp 7 SBT Văn 7 - Cánh diều (Câu hỏi 4, SGK) Qua một số câu văn cụ thể trong...

(Câu hỏi 4, SGK) Qua một số câu văn cụ thể trong văn bản, phân tích đặc điểm của tùy bút...

Xem lại phần Kiến thức ngữ văn về đặc điểm của ngôn ngữ tùy bút. Phân tích, đưa ra lời giải Câu 4 trang 37 SGK Ngữ văn 7 tập 2 - Bài tập đọc hiểu: Trưa tha hương trang 36 sách bài tập Ngữ văn 7 - Cánh diều.

Câu hỏi/bài tập:

Câu 4 (trang 37, SGK Ngữ văn 7, tập 2)

(Câu hỏi 4, SGK) Qua một số câu văn cụ thể trong văn bản, phân tích đặc điểm của tùy bút: ngôn ngữ rất giàu hình ảnh và cảm xúc

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Advertisements (Quảng cáo)

Xem lại phần Kiến thức ngữ văn về đặc điểm của ngôn ngữ tùy bút

Answer - Lời giải/Đáp án

Một hoặc hai câu văn thể hiện rõ đặc điểm của tuỳ bút: ngôn ngữ rất giàu hình ảnh và cảm xúc: Những làng tre xanh trên ruộng lúa, với các cô thôn nữ khăn mỏ quạ, những đêm trăng trai gái hát trống quân, những đêm trèo ngày vào đám, tất cả cuộc sống nhịp nhàng, đơn sơ, đầy thi vị ngoài đồng ruộng, trong thôn xóm, tất cả những cái gì rất đẹp của quê hương đều lần lượt hiện về trong lòng tôi vì câu hát” hoặc “Ngoài vườn, nắng đẹp vô ngần. Khung cửa sổ đen xanh cắt lên vườn chuối một bức tranh mùa hạ nên thơ. Nắng sưởi trên tàu chuối xanh non, chỗ xanh trong, chỗ láng bóng như mạ bạc, phản chiếu lên trần bếp một thứ ánh sáng rất dịu, xanh mướt và thái bình. Một con chim nào hót lảnh lót trong rừng cao su xa xa… rồi lại im lặng. Mọi vật, dưới nắng, thiu thiu sắp chìm trong một giấc ngủ nặng nề. Thỉnh thoảng có hơi gió nhẹ lay đông tàu chuối ngoài cửa sổ làm biến đổi, chập chờn cái màu xanh dịu trên rèm cửa.”

=> Qua hai đoạn văn trên, tác giả rất chú trọng tái hiện nội tâm, cảm xúc và miêu tả thiên nhiên thơ mộng; sử dụng nhiều biện pháp tu từ, từ ngữ giàu hình ảnh và nhịp điệu,… nên ngôn ngữ giàu chất thơ, chất trữ tình…

Advertisements (Quảng cáo)