Câu hỏi/bài tập:
Câu 8 (trang 31, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Đọc văn bản Mùi tuổi thơ và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
a) Nhan đề bài viết có gì đặc sắc? Em hiểu nghĩa của nhan đề Mùi tuổi thơ là gì?
b) Nội dung chính của văn bản là gì?
c) Chỉ ra các biểu hiện của thể tùy bút trong văn bản Mùi tuổi tho
d) Viết một đoạn văn để làm rõ câu chủ đề: Em cũng có mùi tuổi thơ
Đọc đoạn trích và trả lời
Advertisements (Quảng cáo)
a) Nhan đề “Mùi tuổi thơ” là một cụm danh từ, sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. “Mùi” là hơi tỏa ra được nhận biết bằng mũi, “tuổi thơ” là lứa tuổi còn nhỏ, còn non dại. Nhan đề “Mùi tuổi thơ” đã làm nổi bật chủ đề của tác phẩm, nói về những kỉ niệm ngày thơ ấu của tác giả.
b) Nội dung chính: Những kỉ niệm tuổi thơ của tác giả qua “mùi tuổi thơ”
c) Những biểu hiện:
- Là bài ghi chép một cách tự do những suy nghĩ, cảm xúc cá nhân của tác giả về thời thơ ấu của chính mình
- Ngôn ngữ giàu chất thơ, được thể hiện qua một số hình ảnh so sánh như: Những ngày hè của tuổi thơ là cả một thiên đường; Tuổi thơ trong tôi là cùng lũ bạn gái với những mái tóc cũn cỡn đuôi hà hue vàng khét nắng, ngồi dưới gốc tre với nắm que chuyền và một trái bưởi non. Là bọn con trai với túi quần đầy những viên sỏi, viên bi ve và khẩu súng cao su đeo toòng teng trước ngực. Là những trưa hè trải nắm guột nằm dài dưới bóng mát của rặng bạch đàn, nghêu ngao những bài đồng dao dài vô tận. Khán giả trung thành là đàn bò thủng thẳng nghe mà chẳng biết tán dương;…
- Từ ngữ giàu nhạc điệu.
d) Tuổi thơ của mỗi đứa trẻ đều được nuôi dưỡng bằng những lời ru tiếng hát của bà, của mẹ. Lời ru đưa em vào giấc ngủ, chắp cánh cho những ước mơ của em được bay xa, bay cao. Và hẳn đứa trẻ nào cũng có cả một thời thơ ấu nô đùa trên con đê cỏ mọc xanh mát, cùng đám bạn hò hét bắt chuồn chuồn… Dù lớn đến đâu, những kỉ niệm thời thơ ấu vẫn luôn in hằn trong tâm trí của em cũng như những đứa trẻ khác. Ai cũng có tuổi thơ và em cũng vậy. Em cũng có mùi tuổi thơ.