Câu hỏi/bài tập:
Câu 6 (trang 34, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:
a) Trong đoạn trích, tính chân thực (không hư cấu) của tác phẩm kí được thể hiện ở chi tiết, câu, đoạn văn nào?
b) Dẫn ra một số chi tiết (từ ngữ) để thấy dấu ấn ngôn ngữ địa phương được thể hiện ở đoạn trích trên.
Advertisements (Quảng cáo)
Đọc kĩ đoạn trích, dựa vào đặc trưng thể loại
. Trong đoạn trích, tính chân thực (không hư cấu) của tác phẩm kí được thể hiện qua các sự kiện được người viết dẫn ra như: trận lụt năm ngoái to “gần bằng trận lụt năm Giáp Thìn” và ở phần cuối, tác giả nêu rõ tên, tuổi, quê quán thực của dì Bảy: “Lê Thị Thỏa, một trong bao người phụ nữ bình dĩ đã đi qua chiến tranh, năm nay tròn 80 tuổi, đang ngồi một mình đợi Tết ở ngôi nhà gần cầu Vĩnh Phú thuộc thị trấn Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi”
b. Một số chi tiết (từ ngữ) cho thấy dấu ấn ngôn ngữ địa phương: cách gọi tên “dì Bảy”, “ngoại”, từ chỉ phương tiện “ghe”…