Đọc lại văn bản Chuyện cơm hến (từ Xin tiếp tục chuyện cơm hến đến bán cho những người làm cơm hến) trong SGK (tr. 113) và trả lời các câu hỏi:
Câu 1
Nội dung của đoạn văn là gì?
Đọc kĩ đoạn văn và chỉ ra nội dung chính của đoạn văn đó
Đoạn văn nói về vị trí địa lý của Cồn Hến, nơi có hến sông ngon nổi tiếng, và lễ cúng hến của cư dân.
Câu 2
Việc người dân gọi tên cái cồn nổi là Cồn Hến cho thấy cách cấu tạo địa danh của cư dân bản địa. Em biết những địa danh nào cũng được cấu tạo theo cách như vậy?
Cho biết cách cấu tạo địa danh của cư dân bản địa được thể hiện như thế nào qua cách gọi “Cồn Hến”. Tìm thêm những địa danh được cấu tạo như vậy.
+ Cách gọi “Cồn Hến” là cách lấy đặc điểm của vùng đặt tên cho địa danh đó. Vì nơi đây là một cồn nhỏ, có nhiều hến sống ở xung quanh nên người dân gọi luôn là “Cồn Hến”
Advertisements (Quảng cáo)
+ Những địa danh được cấu tạo tương tự: Chợ nổi Năm Căn, gò Quao, chợ Cái Bè,...
Câu 3
Trong các lễ hội, người ta thường tổ chức cúng tế và các trò chơi. Lễ cúng hến được miêu tả trong văn bản có gì khác biệt?
Chỉ ra điểm khác biệt trong lễ cúng hến ở văn bản so với lễ hội truyền thống khác trên đất nước
Tác giả miêu tả lễ cúng hến khác với những lễ hội truyền thống ở chỗ là lễ hội truyền thống hoạt động chính là tế lễ và tổ chức các trò chơi (chỉ theo hình thức mô phỏng, không làm thật). Còn lễ cúng hến có hoạt động lao động cụ thể, tái hiện quy trình làm ra sản phẩm của cư dân cào hến là luộc hến, đãi hến và bán hến
Câu 4
Theo em, thông tin về lễ cúng hến có vai trò như thế nào trong văn bản Chuyện cơm hến?
Chỉ ra vai trò về thông tin của lễ cúng hến trong văn bản
Thông tin về lễ cúng hến đưa ra trong văn bản cho thấy việc khai thác hến đã trở thành một nghề truyền thống, tạo nên một nét bản sắc của văn hoá Huế. Món cơm hến có liên quan đến phong tục cổ truyền và màu sắc văn hóa ẩm thực ở Huế. Như vậy, việc đưa các thông tin văn hoá vào văn bản đã gắn kết một món ăn với đặc trưng văn hóa, nếp sống lâu đời của cả cộng đồng người Huế.