Trang chủ Lớp 7 SGK Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 7 - Cánh diều Nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính: Vấn đề được mô...

Nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính: Vấn đề được mô tả trong bức ảnh là gì?...

Vấn đề được mô tả trong bức ảnh là gì? Gợi ý giải Nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính - Hoạt động 1. Hiệu ứng nhà kính trang 62 SGK Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7 - Cánh Diều.

Tìm hiểu và chia sẻ những hiểu biết của em về các vấn đề được mô tả trong từng hình ảnh dưới đây.

Gợi ý:

+ Chỉ ra vấn đề được mô tả trong hình ảnh;

+ Nêu hậu quả của vấn đề;

+ Liên hệ thực tiễn tại địa phương em.

+ Vấn đề được mô tả trong bức ảnh là gì?

+ Hậu quả của vấn đề như thế nào?

+ Thực tiễn tại địa phương em với vấn đề đó xảy ra như thế nào?

  • Bức ảnh 1:

+ Vấn đề được mô tả: Khí thải giao thông

+ Hậu quả:

  • Trong quá trình hoạt động đó thì các phương tiện giao thông đã thải ra môi trường bên ngoài rất nhiều loại khí độc hại như CO, CO2, NO2,… ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người như: rối loạn hô hấp, ung thư họng, phổi; rối loạn tiêu hóa…

  • Gây ô nhiễm không khí.

+ Liên hệ thực tiễn:

Tình trạng khí thải giao thông đã và đang tiếp diễn ngày càng lớn ở mọi tuyến đường ở thành phố em đang sống. Tình trạng ùn tắc giao thông, sự gia tăng của việc sử dụng các phương tiện cơ giới đã thải ra môi trường một lượng lớn khí độc hại gây ra hiệu ứng nhà kính

  • Bức ảnh 2:

Advertisements (Quảng cáo)

+ Vấn đề được mô tả: Khí thải công nghiệp

+ Hậu quả:

  • Một tác động rõ ràng khác của chất thải công nghiệp là ô nhiễm không khí do đốt nhiên liệu hóa thạch.

  • Điều này ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều người vì điều này làm lây lan bệnh tật. Theo thời gian, vấn đề này đã được phổ biến.

+ Liên hệ:

Tình trạng khí thải công nghiệp vẫn đang là nỗi lo lắng của hầu hết các quốc gia, đặc biệt là với các nước đang phát triển như Việt Nam. Tại địa phương em, do các hộ dân còn làm ăn nhỏ lẻ nên chưa đầu tư được hệ thống xử lý khí thải công nghiệp trước khi thải ra môi trường, gây nên tình trạng ô nhiễm không khí khá nghiêm trọng. Đặc biệt, vào mỗi buổi chiều, tình trạng này lại diễn ra hết sức nghiêm trọng gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe con người nhất là các bệnh liên quan đến đường hô hấp.

  • Bức tranh 3:

+ Vấn đề được mô tả: San rừng làm đất canh tác

+ Hậu quả:

  • Mất rừng làm phá vỡ cân bằng sinh thái;

  • Là nguyên nhân của tình trạng sạt lở đất, lũ quét và nạn rửa trôi, cuốn đi hàng triệu mét khối đất màu mỡ, để lại đằng sau là những bãi đất trống khô cằn, trơ sỏi đá, độ ẩm giảm sút, các loài cây chịu hạn hoang dại xuất hiện, như cây xương rồng, các loài cây có gai khác, sim mua, lau lách, cỏ tranh, cây le, nứa tép, các bãi đất trống cỏ may xâm lấn và ngày càng lan rộng.

  • Khả năng phục hồi lại rừng hết sức khó khăn, năng suất cây trồng nông - lâm nghiệp giảm sút, hoặc hàng ngàn hecta đất không thể trồng trọt.

+ Liên hệ:

Từ lâu, việc san rừng làm đất canh tác đã không còn quá xa lạ với người dân địa phương em. Nhiều hộ gia đình san rừng bừa bãi, không trong quy hoạch của nhà nước gây ra tình trạng sạt lở, xói mòn, lũ lụt lớn vào mỗi mùa mưa bão. Việc khắc phục tình trạng này đã được chính quyền địa phương triển khai như: trồng rừng, triển khai các biện pháp răn đe, phạt hành chính với những hộ dân cố tình vi phạm quy định của nhà nước…

  • Bức tranh 4:

+ Vấn đề được mô tả: Phá rừng

+ Hậu quả:

  • Phá rừng làm giảm lượng nước trong đất, lượng nước ngầm và độ ẩm của không khí.

  • Phá rừng làm giảm độ kết dính của đất, từ đó dẫn tới xói mòn, lũ lụt, lở đất. Rừng làm tái bổ sung nước ở tầng ngậm nước ở vài nơi, nhưng rừng là nguồn hút nước chủ yếu của tầng ngậm nước.

+ Liên hệ:

Hiện nay, nạn phá rừng đã và đang tiếp diễn một cách lộ thiên. Lâm tặc ngày càng nhiều và ngày càng táo tợn trong việc phá rừng, vận chuyển gỗ quý nhằm đạt được mục đích kinh tế. Chính quyền địa phương và kiểm lâm cũng đã có những biện pháp đe dọa mạnh mẽ để ngăn chặn tình trạng này.

Advertisements (Quảng cáo)