Câu hỏi Câu 2 Vì sao muốn cho hạt giống nảy mầm, trước tiên người ta thường ngâm hạt vào nước? Câu 3: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết tỉ lệ oxygen trong không khí là bao nhiêu phần trăm. Nếu ảnh hưởng của hàm lượng oxygen trong không khí đến hô hấp tế bào. Câu 4: Giải thích vì sao hàm lượng carbon dioxide cao thì tốc độ hô hấp giảm. |
Hướng dẫn giải:
Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào gồm:
- Nhiệt độ: Hô hấp tế bào bao gồm các phản ứng hoá học với sự xúc tác của các enzyme phụ thuộc chặt chẽ vào nhiệt độ. Nhiệt độ thuận lợi cho quá trình hô hấp tế bào ở các sinh vật là khoảng 30 – 35 °C.
- Độ ẩm và nước: Nước vừa là môi trường, vừa tham gia trực tiếp vào các phản ứng hóa học trong hô hấp tế bào. Hàm lượng nước trong tế bào liên quan trực tiếp đến cường độ hô hấp.
- Hàm lượng khí O2: Nếu hàm lượng oxygen của không khí là 5%, hô hấp tế bào xảy ra chậm. Khi thiếu oxygen, hô hấp tế bào giảm.
- Hàm lượng khí CO2: Hàm lượng khí carbon dioxide trong không khí (khoảng 0,03%) thuận lợi cho hô hấp tế bào. Hàm lượng khí carbon dioxide cao gây ức chế hô hấp.
Câu 2: Khi muốn cho hạt giống nảy mầm, trước tiên người ta thường ngâm hạt vào nước vì khí ngâm hạt vào nước sẽ giúp kích thích quá trình hô hấp tế bào của hạt giống, giúp hạt nhanh nảy mầm hơn.
Câu 3: - Tỉ lệ O2 trong không khí khoảng 20%.
- Ảnh hưởng của nồng độ oxygen đến quá trình hô hấp tế bào: Oxygen là nguyên liệu tham gia vào quá trình hô hấp. Nếu hàm lượng oxygen của không khí là 5%, hô hấp tế bào xảy ra chậm. Khi thiếu oxygen, hô hấp tế bào giảm.
Câu 4: CO2 là sản phẩm của quá trình hô hấp. Các phản ứng giải phóng CO2 trong quang hợp là các phản ứng thuận nghịch. Nếu hàm lượng CO2 trong môi trường cao sẽ làm cho phản ứng chuyển dịch theo chiều nghịch và hô hấp bị ức chế.
Vận dụng 1. Vì sao khi bị sốt cao, nhịp thở lại tăng lên? 2. Vì sao cây bị ngập úng lâu ngày sẽ chết? |
Hướng dẫn giải:
Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào gồm:
- Nhiệt độ: Hô hấp tế bào bao gồm các phản ứng hoá học với sự xúc tác của các enzyme phụ thuộc chặt chẽ vào nhiệt độ. Nhiệt độ thuận lợi cho quá trình hô hấp tế bào ở các sinh vật là khoảng 30 – 35 °C.
- Độ ẩm và nước: Nước vừa là môi trường, vừa tham gia trực tiếp vào các phản ứng hóa học trong hô hấp tế bào. Hàm lượng nước trong tế bào liên quan trực tiếp đến cường độ hô hấp.
Advertisements (Quảng cáo)
- Hàm lượng khí O2: Nếu hàm lượng oxygen của không khí là 5%, hô hấp tế bào xảy ra chậm. Khi thiếu oxygen, hô hấp tế bào giảm.
- Hàm lượng khí CO2: Hàm lượng khí carbon dioxide trong không khí (khoảng 0,03%) thuận lợi cho hô hấp tế bào. Hàm lượng khí carbon dioxide cao gây ức chế hô hấp.
Câu 1: Khi sốt cao, nhiệt độ cơ thể tăng lên nên cường độ hô hấp tế bào cũng tăng lên, dó đó cơ thể cần thêm nồng độ khí O2 để tham gia vào quá trình hô hấp tế bào.
Câu 2: Khi cây bị ngập úng, lượng nước trong đất tăng lên, đồng thời lượng khí O2 cần cung cấp cho sự hô hấp tế bào rễ cây giảm xuống, dẫn đến rễ cây không thực hiện được hô hấp tế bào và làm cây bị chết.
Tìm hiểu thêm Thí nghiệm: Ảnh hưởng của nhiệt độ nước đến tốc độ hô hấp của cá vàng. Bằng cách đếm số lần đóng - mở nắp mang của cá vàng/ phút ở các nhiệt độ nước khác nhau ta có thể biết được ảnh hưởng của nhiệt độ lên hô hấp của cá vàng. Hãy tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn dưới đây: Đồ nước ấm (30 "C) vào bình thuỷ tinh và thả vào đó một con cá vàng. Sau một vài phút, đếm số lần đóng - mở nắp mang của cá vàng trong 5 phút (ở nhiệt độ của nước khoảng 26 – 30°C), ghi lại số liệu. Sử dụng nước đá để hạ từ từ nhiệt độ của nước (để giữ nguyên mức nước không thay đổi thì khi sử dụng nước đá có thể lấy bớt nước trong bình đi một lượng tương đương), đếm số lần cá đóng - mở nắp mang trong 5 phút (ở nhiệt độ của nước khoảng 16 – 20 °C). Lập lại quá trình này ở nhiệt độ 6 – 10 °C. Ghi số liệu thí nghiệm vào bảng 22.1. Từ kết quả thí nghiệm, em rút ra nhận xét gì? |
Hướng dẫn giải:
Sự đóng - mở nắp mang đóng vai trò lấy O2 và thải khí CO2 cho quá trình hô hấp của cá.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hô hấp gồm:
- Nhiệt độ.
- Độ ẩm và nước.
- Hàm lượng khí O2 và khí CO2.
- Kết quả thí nghiệm: Em hãy tiến hành thí nghiệm và sau đó ghi lại số lần đóng mở nắp mang của cá.
Sự đóng – mở nắp mang cá sẽ tăng dần từ khoảng nhiệt độ 26 – 30°C đến khoảng nhiệt độ 16 – 20 °C và cao nhất ở khoảng nhiệt 6 – 10 °C.
- Nhận xét: Khi nhiệt độ càng giảm thì cường độ hô hấp tế bào càng tăng, do đó cơ thể cá cần nhiều O2 hơn nên sự đóng mở nắp mang tăng lên.