Trang chủ Lớp 7 SGK Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều Quan sát hình 19.1, cho biết cây nào ưa ánh sáng mạnh...

Quan sát hình 19.1, cho biết cây nào ưa ánh sáng mạnh và cây nào ưa ánh sáng yếu. Vì sao?...

Quan sát phương trình quang hợp Lời giải bài tập, câu hỏi Câu hỏi trang 93 - Chủ đề 8. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật SGK Khoa học tự nhiên 7 - Cánh diều.

Mở đầu: Đưa chậu cây hoa giấy trồng ngoài sáng vào trong nhà, em hãy dự đoán hiện tượng xảy ra đối với cây hoa giấy sau 1 thời gian (khoảng một tháng). Dựa vào phương trình tổng quát của quang hợp, cho biết những yếu tố nào ảnh hưởng đến hiện tượng đó.

Quan sát phương trình quang hợp

Em dự đoán:

- Cây hoa giấy không thể quang hợp bình thường.

- Lá cây sẽ bị úa màu sau một thời gian dài ở trong nhà.

Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quang hợp là:

- Ánh sáng;

- Nước;

- Carbon dioxide;

- Nhiệt độ.

Câu hỏi

Lấy ví dụ những cây ưa ánh sáng mạnh và những cây ưa ánh sáng yếu.

- Cây ưa sáng mạnh - Cây ưa sáng

- Cây ưa sáng yếu - Cây ưa bóng

Advertisements (Quảng cáo)

Luyện tập

Quan sát hình 19.1, cho biết cây nào ưa ánh sáng mạnh và cây nào ưa ánh sáng yếu. Vì sao?

- Nhóm cây ưa ánh sáng mạnh thường mọc ở nơi quang đãng; phiến lá thường nhỏ, màu xanh sáng như là cây hoa giấy, cây hoa sứ,...

- Nhóm cây ưa ánh sáng yêu thường mọc dưới tán cây khác,...; phiến lá thường rộng, màu xanh sẫm như là cây vạn niên thanh, cây sâm ngọc linh,...

- Cây ưa sáng yếu là: Cây trầu không, vì có phiến lá thường rộng, màu xanh sẫm, cây thấp nhỏ mọc dưới bóng cây khác.

- Cây ưa sáng mạnh là: Cây bạch đàn, vì có phiến lá nhỏ, màu xanh sáng, thân cây cao lớn, thường mọc ở nơi quang đãng.

Vận dụng

Vì sao trong nông nghiệp để tăng năng suất một số loại cây trồng người ta thường dùng đèn chiếu sáng vào ban đêm?

Ánh sáng liên quan đến quá trình quang hợp, tổng hợp chất hữu cơ của thực vật.

Trong nông nghiệp để tăng năng suất một số loại cây trồng người ta thường dùng đèn chiếu sáng vào ban đêm, điều này giúp tăng cường độ quang hợp của cây từ đó giúp tăng tổng hợp chất hữu cơ của loài cây đó → tăng năng suất cây trồng.