Trả lời Báo cáo thực hành - Bài 24. Thực hành: Chứng minh quang hợp ở cây xanh trang 114, 115 SGK Khoa học tự nhiên 7 - Chân trời sáng tạo.
4. Kết quả thực hiện
4.1. Thí nghiệm 1:
- Giải thích tác dụng của các bước sau:
- Vẽ và chú thích kết quả màu sắc của lá cây thu được sau khi thử với iodine. |
- Tác dụng của các bước trong thí nghiệm:
- Vẽ và chú thích kết quả màu sắc của lá cây:
Advertisements (Quảng cáo)
4.2. Thí nghiệm 2:
- Việc thiết kế để cốc A ở chỗ tối, cốc B ở chỗ có ánh sáng nhằm mục đích gì? - Hiện tượng nào giúp em xác định có khí tạo ra? - Giải thích hiện tượng khi đưa que diêm còn tàn đỏ vào miệng ống nghiệm ở cốc B. |
- Mục đích của việc thiết kế cốc A ở chỗ tối, cốc B ở chỗ có ánh sáng là: ạo ra điều kiện quang hợp khác nhau để so sánh kết quả thí nghiệm: Để cốc A ở chỗ tối để cây ở cốc A không nhận được ánh sáng → không tiến hành quang hợp được; để cốc B ở chỗ có ánh sáng để cây ở cốc B nhận được ánh sáng → tiến hành quang hợp bình thường.
- Hiện tượng giúp nhận biết có khí tạo ra là: xuất hiện bọt khí ở ống nghiệm và nước ở ống nghiệm rút xuống một phần hoặc hết.
- Khi đưa que diêm còn tàn đỏ vào miệng ống nghiệm ở cốc B, que diêm cháy thành ngọn lửa: Ở ống nghiệm B, do nhận được ánh sáng đầy đủ nên cành rong ở ống nghiệm B tiến hành quá trình quang hợp thải khí oxygen (oxygen nhẹ hơn nước tạo thành bọt khí đẩy lên trên trong ống nghiệm B) → Khi đưa tàn diêm vào thì tàn diêm bùng cháy do oxygen là loại khí duy trì sự cháy.
5 Kết luận:
Chất tạo thành trong quá trình quang hợp của cây xanh có tinh bột.
Khí tạo thành trong quá trình quang hợp của cây xanh là khí oxygen.