Trang chủ Lớp 7 SGK Lịch sử và Địa lí lớp 7 - Cánh diều Câu hỏi mục Vận dụng trang 82 Lịch sử và Địa lý...

Câu hỏi mục Vận dụng trang 82 Lịch sử và Địa lý 7 Cánh Diều: Sưu tầm tư liệu và giới thiệu về di tích Lam Kinh hoặc Văn Miếu- Quốc tử Giám...

B1: Sưu tầm tư liệu về Lam Kinh (Thanh Hóa). Trả lời Câu hỏi mục Vận dụng trang 82 SGK Lịch sử và Địa lý 7 Cánh Diều - Bài 20. Việt Nam thời Lê sơ.

1. Sưu tầm tư liệu và giới thiệu về di tích Lam Kinh hoặc Văn Miếu- Quốc tử Giám.

B1: Sưu tầm tư liệu về Lam Kinh (Thanh Hóa)

B2: Giới thiệu về Lam Kinh Thanh Hóa: địa điểm, niên đại, vai trò di tích Lam Kinh (Thanh Hóa)

Advertisements (Quảng cáo)

Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Lam Kinh nằm trên địa bàn thị trấn Lam Sơn và xã Xuân Lam (huyện Thọ Xuân), xã Kiên Thọ (huyện Ngọc Lặc), với tổng diện tích quy hoạch bảo tồn là 200ha. Năm 1430, Lê Thái Tổ đổi tên vùng đất Lam Sơn thành Lam Kinh. Kể từ đó, các kiến trúc điện, miếu... cũng bắt đầu được xây dựng tại đây, gắn với hai chức năng chính:

- Điểm nghỉ chân của các vua Lê khi về cúng bái tổ tiên, đồng thời, cũng là nơi ở của quan lại và quân lính thư­ờng trực trông coi Lam Kinh;

- Khu tập trung lăng mộ của tổ tiên, các vị vua, hoàng thái hậu nhà Lê và một số quan lại trong hoàng tộc.

Tại Khu di tích, vào dịp tháng 8 (Âm lịch) hàng năm, cứ đến ngày 21 (giỗ Lê Lai) và 22 (giỗ Lê Lợi), nhân dân trong vùng lại long trọng tổ chức lễ hội để tưởng nhớ công ơn của các vị anh hùng giải phóng dân tộc, đồng thời thể hiện ước vọng cầu cho mưa thuận gió hòa, đời sống ấm no hạnh phúc...