Trang chủ Lớp 7 Lịch sử và địa lí lớp 7 - Chân trời sáng tạo Câu hỏi mục 1b trang 102 Lịch sử và Địa lý 7:...

Câu hỏi mục 1b trang 102 Lịch sử và Địa lý 7: Dựa vào hình 2.1 và thông tin trong bài, em hãy nhận xét sự thay đổi quy mô dân số châu Âu trong giai đoạn 1950 – 2020...

Quan sát bảng số liệu hình 2.1 và đọc thông tin ở mục a (Quy mô và gia tăng dân. Phân tích và giải Câu hỏi mục 1b trang 102 SGK Lịch sử và Địa lý 7 - Bài 2. Đặc điểm dân cư - xã hội châu Âu.

Dựa vào hình 2.1 và thông tin trong bài, em hãy nhận xét sự thay đổi quy mô dân số châu Âu trong giai đoạn 1950 – 2020.

Quan sát bảng số liệu hình 2.1 và đọc thông tin ở mục a (Quy mô và gia tăng dân số).

Giải chi tiết:

Quy mô dân số châu Âu trong giai đoạn 1950 – 2020 có xu hướng tăng qua các năm:

- Năm 2020, dân số châu Âu đạt khoảng 747,6 triệu người (chiếm 10% dân số thế giới).

- Quy mô dân số có xu hướng tăng chậm trong giai đoạn 1990 – 2010 và 2010 – 2020.

- Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên thấp, những năm gần đây dân số tăng lên chủ yếu do nhập cư.

Dựa vào bảng số liệu, hình 2.2 và thông tin trong bài, em hãy trình bày đặc điểm về cơ cấu dân cư châu Âu.

Quan sát bảng số liệu và đọc thông tin trong mục 1b (Cơ cấu dân cư).

Advertisements (Quảng cáo)

Giải chi tiết:

Đặc điểm cơ cấu dân cư châu Âu (giai đoạn 1950 – 2020):

* Cơ cấu theo nhóm tuổi

Châu Âu có cơ cấu dân số già:

- Tỉ lệ dân số từ 65 tuổi trở lên ngày càng tăng, năm 1950 chỉ chiếm 8% dân số, năm 2020 chiếm 19% (tăng 11%).

- Nhóm tuổi từ 15 đến 64 tuổi có sự biến động nhưng không đáng kể.

- Nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi có xu hướng giảm, năm 1950 chiếm 26% dân số, năm 2020 chỉ còn chiếm 16% dân số (giảm 10%).

* Cơ cấu dân số theo giới tính

Giai đoạn 1950 – 2020, cơ cấu dân số theo giới tính của châu Âu có sự chênh lệch (tỉ lệ nữ cao hơn nam), nhưng đang có sự thay đổi (giảm tỉ lệ dân số nữ, tăng tỉ lệ dân số nam).

=> Nguyên nhân: các yếu tố xã hội, vấn đề chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em.

* Cơ cấu dân số theo trình độ học vấn

- Dân cư châu Âu có trình độ học vấn cao.

- Năm 2019, số năm đi học trung bình của người từ 25 tuổi trở lên ở châu Âu là 11,8 năm, thuộc nhóm cao nhất thế giới.