Trang chủ Lớp 7 Lịch sử và địa lí lớp 7 - Chân trời sáng tạo Câu hỏi mục 2 trang 9 Lịch sử và Địa lý 7:...

Câu hỏi mục 2 trang 9 Lịch sử và Địa lý 7: Đọc thông tin trong bài, quan sát hình 1.3, em hãy trình bày...

Bước 1; Đọc lại nội dung trang 9, 10 SGK. Hướng dẫn giải Câu hỏi mục 2 trang 9 SGK Lịch sử và Địa lý 7 - Bài 1. Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến ở Tây Âu.

Đọc thông tin trong bài, quan sát hình 1.3, em hãy trình bày:

- Đặc điểm của lãnh địa phong kiến Tây Âu

- Mối quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô trong xã hội phong kiến

Bước 1; Đọc lại nội dung trang 9, 10 SGK

Bước 2: Quan sát hình 1.3 và đọc phần chú ý để biết về tổ chức trong một lãnh địa phong kiến Tây Âu trung đại.

Bước 3: Quan sát hình 1.4 SGK để thấy được đời sống của lãnh chúa và nông nô trong lãnh địa

Advertisements (Quảng cáo)

- Đặc điểm của lãnh địa phong kiến Tây Âu:

+ Mỗi lãnh địa phong kiến là một đơn vị hành chính- kinh tế biệt lập, khép kín, thuộc về một lãnh chúa.

+ Lãnh chúa có toàn quyền trên vùng đất của họ như một “ông vua”, có quân đội riêng và tự đặt ra luật lệ trong lãnh địa của họ.

+ Lãnh chúa xây dựng lâu đài kiên cố, có hào sâu, tường bao quanh. Vùng đất đai ngoài lâu đài chủ yếu để nông nô canh tác.

+ Kinh tế nông nghiệp là chủ yếu. Đời sống kinh tế trong lãnh địa khép kín, tự cung tự cấp, trừ sắt và muối được mua ở bên ngoài.

- Mối quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô trong xã hội phong kiến:

+ Lãnh chúa không phải lao động, họ chỉ luyện tập cung kiếm, đi săn. Họ bóc lột nông nô bằng địa tô và những thứ thuế do họ tự đặt ra.

+ Nông nô lệ thuộc lãnh chúa về thân phận và ruộng đất.

+ Nông nô canh tác trên khu đất lãnh chúa cho họ thuê và phải nộp tô rất nặng.

=> Mối quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô trong xã hội phong kiến là mối quan hệ chủ- tớ.

Advertisements (Quảng cáo)