Trang chủ Lớp 7 Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7 (Kết nối tri thức) Bài 42. Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất trang...

Bài 42. Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất trang 71, 72 Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7: Tế bào có các hoạt động sống nào? Khi tách tế bào ra khỏi cơ thể thì điều gì sẽ...

Nhớ lại các hoạt động sống của tế bào. Vận dụng kiến thức giải Câu hỏi trang 71: 42.1, 42.2, 3; Câu hỏi trang 72: 42.4, 42.5, 42.6, 42.7 - Bài 42. Cơ thể sinh vật là một thể thống nhất trang 71, 72 Vở thực hành Khoa học tự nhiên 7 - Chương X. Sinh sản ở sinh vật. Tế bào có các hoạt động sống nào? Khi tách tế bào ra khỏi cơ thể thì điều gì sẽ xảy ra?...

Câu hỏi trang 71 42.1

Tế bào có các hoạt động sống nào? Khi tách tế bào ra khỏi cơ thể thì điều gì sẽ xảy ra?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Nhớ lại các hoạt động sống của tế bào

Answer - Lời giải/Đáp án

Nhờ cơ thể lấy chất dinh dưỡng của môi trường mà tế bào thực hiện được quá trình trao đổi chất để lớn lên, quá trình sinh sản, quá trình cảm ứng và từ đó giúp cơ thể thực hiện các hoạt động sống.

Khi tách tế bào ra khỏi cơ thể thì cơ thể mất đi khả năng thực hiện các hoạt động sống do không còn chịu sự điều khiển của cấp độ cơ thể. Muốn các tế bào ‘sống’ tiếp cần nuôi trong môi trường hoặc cơ thể khác phù hợp.


Câu hỏi trang 71 42.2

Quan sát hình dưới, mô tả mối quan hệ giữa tế bào, cơ thể và môi trường

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Nhớ lại mối quan hệ giữa tế bào, cơ thể và môi trường

Answer - Lời giải/Đáp án

Tế bào và cơ thể có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và với môi trường:

  • Cơ thể lấy các chất dinh dưỡng, nước và chất khí (O2 hoặc CO2) từ môi trường để cung cấp cho tế bào thực hiện quá trình trao đổi chất, nhờ đó tế bào lớn lên, phân chia và cảm ứng.
  • Các hoạt động sống của tế bào là cơ sở để cơ thể thực hiện được các hoạt động sống (lớn lên, sinh sản và cảm ứng).

Như vậy, các hoạt động sống ở cấp độ tế bào là cơ sở cho các hoạt động sống ở cấp độ cơ thể và các hoạt động sống ở cấp độ cơ thể lại điều khiển các hoạt động sống ở cấp độ tế bào.


Câu hỏi trang 71 Câu 3

Quan sát hình dưới, cho biết cơ thể có các hoạt động sống nào và nêu mối quan hệ giữa các hoạt động sống đó.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Quan sát sơ đồ và nêu mối quan hệ giữa các hoạt động sống trong cơ thể

Answer - Lời giải/Đáp án

Có các hoạt động sống: hoạt động sinh trưởng và phát triển, cảm ứng và sinh sản, trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng

Mối quan hệ giữa các hoạt động sống:

  • Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng cung cấp vật chất và năng lượng đảm bảo cho cơ thể sinh trưởng và phát triển, sinh sản và cảm ứng.
  • Các quá trình sinh trưởng, phát triển, sinh sản và cảm ứng có tác động ngược trở lại đối với quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể sinh vật.

→ Mối quan hệ này đảm bảo sự thống nhất trong hoạt động của toàn bộ cơ thể, nhờ đó cơ thể có thể tồn tại và phát triển như một thể thống nhất.


Câu hỏi trang 72 42.4

Nếu quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng gặp trục trặc thì các hoạt động sống khác của cơ thể bị ảnh hưởng như thế nào?

Advertisements (Quảng cáo)

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Khi quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng gặp trục trặc thì các hoạt động của cơ thể đều bị ảnh hưởng

Answer - Lời giải/Đáp án

Nếu quá trình trao đổi chất và năng lượng gặp trục trặc thì sự cung cấp vật chất và năng lượng cho các hoạt động sống khác của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng, tạo thành các bệnh như: suy dinh dưỡng, béo phì,…


Câu hỏi trang 72 42.5

Theo em, khi cơ thể bị căng thẳng kéo dài có thể ảnh hưởng đến những hệ cơ quan nào trong cơ thể?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Các hệ cơ quan trong cơ thể có mối liên hệ mật thiết với nhau

Answer - Lời giải/Đáp án

Theo em, khi cơ thể bị căng thẳng kéo dài có thể ảnh hưởng đến những hệ cơ quan như: hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ tuần hoàn


Câu hỏi trang 72 42.6

Em cần làm gì để có một cơ thể luôn khỏe mạnh?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Biết cách chăm sóc bản thân để có một cơ thể luôn khỏe mạnh

Answer - Lời giải/Đáp án

Để có một cơ thể luôn khỏe mạnh, em cần:

  • Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên

  • Ăn uống đủ bữa, đầy đủ các chất dinh dưỡng

  • Ăn nhiều hoa quả, trái cây


Câu hỏi trang 72 42.7

Bạn của em nghiện chơi game (chơi game liên tục trong suốt thời gian dài và thường thức đêm để chơi). Dựa vào những kiến thức sinh học, em hãy phân tích cho bạn thấy những tác hại của việc nghiện game đến sức khỏe, tâm lý, học tập cũng như các hoạt động khác.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Hiểu được tác hại của nghiện game theo cơ chế sinh học

Answer - Lời giải/Đáp án

Tác hại của việc nghiện game đối với cơ thể:

  • Đối với sức khỏe: Việc chơi game liên tục khiến giảm thị lực, giảm miễn dịch, rối loạn tiêu hóa, rối loạn khả năng tình dục,...
  • Đối với tâm lí: Chơi game nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lí của người chơi như: luôn cảm thấy mệt mỏi; buồn chán, bi quan, cảm giác cô đơn, bất an; mất các hứng thú với các thú vui, sở thích cũ, mọi thứ chỉ dồn vào game;...
  • Đối với cuộc sống: Việc tăng thời gian vào thế giới ảo làm ảnh hưởng đến cuộc sống và các mối quan hệ của người chơi như: mâu thuẫn với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp; bỏ học, thất nghiệp; nợ nần, cầm cố, trộm cắp;.