Trang chủ Lớp 8 SBT Khoa học tự nhiên lớp 8 - Kết nối tri thức Bài 21. Dòng điện, nguồn điện trang 57, 58 SBT Khoa học...

Bài 21. Dòng điện, nguồn điện trang 57, 58 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức: Nói về dòng điện, nguồn điện Đánh giá 1 Dòng điện chỉ là dòng chuyển dời có hướng của các...

Phân tích và giải 21.1, 21.2, 21.3, 21.4, 21.5, 21.6, 21.7, 21.8, 21.9 Bài 21. Dòng điện, nguồn điện trang 57, 58 SBT Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức. Hãy khoanh vào từ “Đúng” hoặc “Sai” để đánh giá các câu dưới đây khi nói về dòng điện, nguồn điện...

21.1

Hãy khoanh vào từ “Đúng” hoặc “Sai” để đánh giá các câu dưới đây khi nói về dòng điện, nguồn điện.

STT

Nói về dòng điện, nguồn điện

Đánh giá

1

Dòng điện chỉ là dòng chuyển dời có hướng của các electron.

Đúng

Sai

2

Muốn duy trì dòng điện trong các thiết bị tiêu thụ điện phải có nguồn điện.

Đúng

Sai

3

Pin là nguồn điện, có thể tạo ra dòng điện làm sáng bóng đèn, làm quay quạt điện.

Đúng

Sai

4

Dòng điện trong dây dẫn bằng kim loại là dòng chuyển động theo hướng xác định của các hạt nhân nguyên tử và các electron.

Đúng

Sai

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Sử dụng lý thuyết về dòng điện và nguồn điện

Answer - Lời giải/Đáp án

STT

Nói về dòng điện, nguồn điện

Đánh giá

1

Dòng điện chỉ là dòng chuyển dời có hướng của các electron.

Sai

2

Muốn duy trì dòng điện trong các thiết bị tiêu thụ điện phải có nguồn điện.

Đúng

3

Pin là nguồn điện, có thể tạo ra dòng điện làm sáng bóng đèn, làm quay quạt điện.

Đúng

4

Dòng điện trong dây dẫn bằng kim loại là dòng chuyển động theo hướng xác định của các hạt nhân nguyên tử và các electron.

Sai


21.2

Kim loại dẫn điện vì

A. trong kim loại có nhiều ion dương.

B. trong kim loại có các electron tự do chuyển động không ngừng.

C. kim loại cấu tạo từ các nguyên tử.

D. các nguyên tử cấu tạo nên kim loại luôn chuyển động hỗn loạn.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Sử dụng lý thuyết về dòng điện trong kim loại

Answer - Lời giải/Đáp án

Vì dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các electron tự do.

Đáp án B


21.3

Bỏ ít muối vào nước nguyên chất (nước cất), nước trở nên dẫn điện vì

A. muối dẫn điện tốt.

B. muối làm các phân tử nước bị phân li.

C. các điện tích của muối dễ bị tách ra trong nước

Advertisements (Quảng cáo)

D. các phân tử muối dễ bị phân li thành các ion dương và ion âm chuyển động tự do trong nước.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Sử dụng lý thuyết phân li của các chất trong dung dịch

Answer - Lời giải/Đáp án

Vì muỗi phân li trong nước thành các ion dương và ion âm chuyển động tự do nên dung dịch muối trở nên dẫn điện.

Đáp án D


21.4

Loại hạt nào dưới đây khi chuyển động có hướng thì không tạo thành dòng điện?

A. Các hạt mang điện tích dương.

B. Các hạt nhân nguyên tử.

C. Các nguyên tử.

D. Các hạt mang điện tích âm.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Áp dụng lý thuyết về chuyển động thành dòng của các hạt

Answer - Lời giải/Đáp án

Các nguyên tử trung hoà về điện (tổng giá trị điện tích dương ở hạt nhân bằng tổng giá trị điện tích âm của các electron quay xung quanh hạt nhân) nền không tạo ra dòng điện.

Đáp án C


21.5

Khi nối liền hai cực của pin bằng dây dẫn kim loại với hai đầu của bóng đèn thì các diện tích dịch chuyển như thế nào qua dây dẫn và dây tóc bóng đèn?

A. Các điện tích dương dịch chuyển từ cực dương sang cực âm.

B. Các điện tích dương dịch chuyển từ cực âm sang cực dương.

C. Các electron tự do dịch chuyển từ cực âm sang cực dương.

D. Các electron tự do dịch chuyển từ cực dương sang cực âm.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Sử dụng lý thuyết về dòng điện

Answer - Lời giải/Đáp án

Bản chất dòng điện trong dây dẫn bằng kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các electron tự do, chúng dịch chuyển theo hướng từ cực âm sang cực dương của nguồn điện

Đáp án C


21.6

a) Để có dòng điện thì có nhất thiết phải cần dây dẫn hay không?

b) Để tồn tại dòng điện cần có những điều kiện gì?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Sử dụng lý thuyết về dòng điện

Answer - Lời giải/Đáp án

a) Để có dòng điện không nhất thiết phải có dây dẫn, chỉ cần có các điện tích chuyển động tự do (trong kim loại có các electron chuyển động tự do trong dung dịch diện phân có các ion dương và ion âm chuyển động tự do,...

b) Điều kiện để tồn tại dòng điện: Nguồn điện và các hạt mang điện chuyển động tự do trong một môi trường.


21.7

Hãy tìm hiểu và mô tả các ứng dụng của acquy trong thực tế.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Sử dụng lý thuyết về ác quy và áp dụng thực tế

Answer - Lời giải/Đáp án

Các ứng dụng của acquy trong thực tế.

– Sử dụng để khởi động động cơ xe máy, ô tô.

– Dùng làm nguồn điện dự trữ phòng khi mất điện lưới.

– Dùng để cung cấp năng lượng cho các động cơ điện trong xe đạp điện, ô tô điện,....

– Sử dụng để thắp sáng.... ở nơi không có điện lưới.


21.8

Có hai vật A và B, vật A tích điện âm, vật B tích điện dương. Nối hai vật bằng sợi dây dẫn kim loại thì trong dây dẫn có dòng điện hay không? Dòng điện đó là dòng chuyển dời của điện tích nào?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Sử dụng lý thuyết về dòng điện

Answer - Lời giải/Đáp án

Vật A tích điện âm tức là nó thừa các electron, vật B tích điện dương tức là thiếu các electron. Nồi hai vật A và B bằng dây dẫn kim loại thì trong dây dẫn có dòng điện, các electron chạy từ vật A sang vật B.


21.9

Để thắp sáng một bóng đèn pin thì cần có những dụng cụ gi? Phải làm như thế nào để bóng đèn pin phát sáng?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Sử dụng lý thuyết về dòng điện

Answer - Lời giải/Đáp án

Để thắp sáng bóng đèn pin cần có: nguồn điện (pin), dây dẫn kim loại, bóng đèn pin.

Cách làm bóng đèn pin phát sáng: dùng dây dẫn nối hai đầu (cực) bóng đèn với hai cực của pin thành mạch kín.

Advertisements (Quảng cáo)