Trang chủ Lớp 8 SBT Khoa học tự nhiên lớp 8 - Kết nối tri thức Trộn 100 g dung dịch đường glucose nồng độ 10% (dung dịch...

Trộn 100 g dung dịch đường glucose nồng độ 10% (dung dịch A) với 150 g dung dịch đường glucose nồng độ 15% (dung dịch B) thu được dung dịch...

Áp dụng: C% \( = \frac{{{m_{ct}}}}{{{m_{{\rm{dd}}}}}}. 100\% \) Phân tích và giải Bài 4.6 - Chương I. Phản ứng hóa học trang 11, 12, 13, 14.

Câu hỏi/bài tập:

Trộn 100 g dung dịch đường glucose nồng độ 10% (dung dịch A) với 150 g dung dịch đường glucose nồng độ 15% (dung dịch B) thu được dung dịch C.

a) Tính khối lượng đường glucose trong dung dịch A, B và C.

b) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch C. Nhận xét về giá trị nồng độ phần trăm của dung dịch C so với nồng độ phần trăm của dung dịch A, B.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Áp dụng: C% \( = \frac{{{m_{ct}}}}{{{m_{{\rm{dd}}}}}}.100\% \)

Answer - Lời giải/Đáp án

a) Khối lượng đường glucose trong dung dịch A:

Advertisements (Quảng cáo)

m1=\(\frac{{{m_{{\rm{dd}}}}.C\% }}{{100\% }} = \frac{{100.10}}{{10}} = 10g\)

Khối lượng đường glucose trong dung dịch B:

m2=\(\frac{{{m_{{\rm{dd}}}}.C\% }}{{100\% }} = \frac{{150.10\% }}{{100\% }} = 22,5g\)

Khối lượng đường glucose trong dung dịch C:

m3 = m1 + m2 = 10 + 22,5 = 32,5 (gam).

b) Nồng độ phần trăm dung dịch C:

C%\( = \frac{{{m_{ct}}}}{{{m_{{\rm{dd}}}}}}.100\% = \frac{{32,5}}{{100 + 150}}.100\% = 13\% \)

Giá trị nồng độ dung dịch sau khi trộn nằm giữa giá trị nồng độ hai dung dịch ban đầu.