Trang chủ Lớp 8 SBT Văn 8 - Cánh diều Bài tập Nói và nghe trang 26 SBT Văn 8 – Cánh...

Bài tập Nói và nghe trang 26 SBT Văn 8 - Cánh diều: Phương án nào không phải là mục đích của việc thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống?...

Phân tích và lời giải Câu 1, 2, 3, 4 Giải Bài tập Nói và nghe trang 26 sách bài tập Ngữ văn 8 - Cánh diều. Phương án nào không phải là mục đích của việc thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống? Những nội dung nào cần chú ý khi thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống?...

Câu 1

Phương án nào không phải là mục đích của việc thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ Kiến thức ngữ văn bài 2.

Answer - Lời giải/Đáp án

Đáp án D


Câu 2

Những nội dung nào cần chú ý khi thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống?

a) Phát hiện, lựa chọn vấn đề có ý nghĩa bằng cách quan tâm, theo dõi các sự kiện, hiện tượng trong cuộc sống xung quanh hoặc suy nghĩ từ các văn bản đọc hiểu

b) Tìm hiểu các thông tin về vấn đề và suy nghĩ, xác định ý kiến cá nhân của em về vấn đề đó

c) Khi thảo luận, cần nêu rõ cách hiểu hoặc quan điểm của bản thân về vấn đề

d) Khi thảo luận, cần bảo vệ ý kiến của bản thân bằng mọi cách

e) Khi thảo luận, cần lắng nghe, tôn trọng các ý kiến khác

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ Kiến thức ngữ văn bài 2.

Answer - Lời giải/Đáp án

Đáp án a


Câu 3

Lựa chọn một ý nghĩa của tình yêu quê hương theo hướng dẫn lập dàn ý trong SGK, trang 55 và chuẩn bị ý kiến chi tiết của em về nội dung đó.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Chuẩn bị theo hướng dẫn

Answer - Lời giải/Đáp án

- Giải thích: Quê hương là gì? Là nơi ta sinh ra lớn lên

→ Tình yêu quê hương: Tình cảm thiêng liêng gắn bó với nơi chôn rau cắt rốn.

Advertisements (Quảng cáo)

- Biểu hiện: Tình cảm đối với gia đình, với mọi người xung quanh, với hàng xóm láng giềng. Dù đi đâu xa vẫn luôn nhớ về quê hương, luôn có tinh thần phấn đấu phát triển quê hương mình → đưa ra dẫn chứng: những người con xa quê trở về đều đóng góp công sức phát triển quê hương

- Lý do: Quê hương là nơi chôn rau cắt rốn, là cả tuổi thơ của mỗi con người, là nơi con người ta trưởng thành

- Mở rộng : Trên đà đất nước đang phát triển, cần nỗ lực phát triển quê hương nơi mình sinh ra, mỗi cá nhân đều cần phải có trách nhiệm với quê hương

- Phản đề: Phê phán những người không có tình yêu với quê hương đất nước


Câu 4

Hãy lập dàn ý cho bài thảo luận trong nhóm theo đề bài sau: Bài thơ Dặn con của tác giả Trần Nhuận Minh gợi cho em suy nghĩ gì về cách ứng xử với những số phận thiếu may mắn trong cuộc sống?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Lập dàn ý theo hướng dẫn.

Answer - Lời giải/Đáp án

Những gợi dẫn:

- Ai là những người thiếu may mắn trong cuộc sống? Họ có những thiệt thòi nào so với chúng ta?

- Chúng ta nên chia sẻ, giúp đỡ, động viên họ như thế nào về vật chất và tinh thần?

- Chúng ta nên làm gì để mọi người cùng đồng cảm, chia sẻ giúp đỡ họ?

- Em và mọi người đã có những hành động nào để giúp đỡ những người thiếu may mắn?

Từ các ý tìm được, hãy sắp xếp để lập dàn ý cho bài thảo luận:

- Mở đầu: Nếu vấn đề và ý kiến chung của bản thân về vấn đề đỏ. Ví dụ: Ứng xử như thế nào trước mỗi số phận thiếu may mắn, đó là một trong những câu hỏi mà nhà thơ Trần Nhuận Minh gửi đến chúng ta qua bài thơ Dặn con.

- Nội dung chính: Nếu và làm rõ ý kiến của bản thân về vấn đề. Ví dụ:

+ Nhiều người trong cuộc sống gặp phải những điều không may mắn như bị bệnh tật hiểm nghèo, là nạn nhân của chiến tranh, dịch bệnh, bị thất nghiệp, đối khôi.... phải rời bỏ quê hương để mong chờ sự giúp đỡ của người đời.

+ Chúng ta nên sẵn lòng chia sẻ, giúp đỡ họ bởi “một miếng khi đói bằng một gói khi no, “thương người như thể thương thân”.

+ Chúng ta nên đặt mình vào vị trí của họ để không làm những người kém may mắn tổn thương về tinh thần, “của cho không bằng cách cho”.

+ Chúng cần kêu gọi các tổ chức chính trị, xã hội quan tâm, có chính sách giúp họ tìm kiếm phương kể để vượt lên số phận bất hạnh, làm chủ được cuộc sống của bản thân.

+ Chúng ta cần lan tỏa tinh thần thiện nguyện để mọi người trong cộng đồng cùng chung tay, thể hiện truyền thống “tương thân tương ái”, "lá lành đùm lá rách”

+ Chúng ta cũng cần mạnh mẽ lên án những hành động đối xử thiếu nhân ái đối với những số phận bất hạnh, thua thiệt.

- Kết luận: Khái quát lại vấn đề, mời mọi người cùng suy nghĩ, chia sẻ ý kiến về những điều bản thân đã trình bày. Ví dụ: Mỗi tác phẩm văn học đều là một lời nhắn gửi ý nghĩa đến bạn đọc. Yêu thương dùng chỉ để trong tìm. Hãy chia sẻ yêu thương bằng hành động tích cực đến mọi người, đặc biệt là tới những số phận bất hạnh, kém may mắn trong cuộc sống, bạn nhé!

Advertisements (Quảng cáo)