Câu 1
Để nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một nhân vật lịch sử hoặc tác phẩm văn học, em cần chú ý các yêu cầu nào?
Xem kĩ nội dung chuẩn bị SGK
Để nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một nhân vật lịch sử hoặc tác phẩm văn học, em cần chú ý các yêu cầu:
-Nghe kĩ nội dung giới thiệu về đối tượng mà người nói đã trình bày
-Ghi lại các ý chính theo hệ thống (ý lớn, ý nhỏ và các ví dụ minh họa tiêu biểu…)
-Trình bày bản tóm tắt ý chính theo từng mức độ
Câu 2
Tại sao SGK (trang 76) lại lưu ý: Ở bài này, chú ý rèn luyện kĩ năng nghe nhiều hơn? Theo em, kĩ năng nói (trình bày) và kĩ năng nghe (tiếp nhận) khác nhau như thế nào?
Gợi ý giải theo ý hiểu
Advertisements (Quảng cáo)
Kỹ năng nói và nghe có liên quan với nhau, nhất là yêu cầu nói nghe tương tác trong các tình huống trao đổi, thảo luận. Tuy vậy, việc rèn luyện hai kĩ năng này có những yêu cầu khác nhau. Kỹ năng nói thuộc năng lực tạo lập văn bản, còn kĩ năng nghe thuộc năng lực tiếp nhận văn bản (một bên tạo ra và một bên thu nhận thông tin), Việc rèn luyện mỗi kĩ năng có yêu cầu riêng. Bài này yêu cầu kĩ năng nghe là chính, khác yêu cầu nói và nói nghe tương tác là chính.
Kỹ năng nói có những yêu cầu như: biết trình bày đúng nội dung, đúng đối tượng và bối cảnh; có kĩ năng, kỹ thuật thuyết trình tạo được hiệu quả, gây được chú ý và hứng thú ở người nghe; có thái độ nói phù hợp... Kỹ năng nghe (biệt nghe) thể hiện ở các yêu cầu: hiểu đúng nội dung và thông tin nghe được; có kĩ năng nghe, biết tóm tắt các ý chính / thông tin cơ bản nghe được và có thái độ nghe đúng mực (tập trung, chú ý, cổ vũ, động viên người nói,...).
Câu 3
Nêu các yêu cầu cần chú ý trong khi thực hành nói và nghe ở bài học này.
Xem kĩ hướng dẫn
Trong khi thực hành nói và nghe ở bài học này, có một số yêu cầu cần chú ý:
-Thực hành nghe và ghi lại các ý chính của bài thuyết trình
-Kiểm tra và chỉnh sửa các lỗi sai trong bài nói của mình.
-Chú ý đến ngữ điệu và giọng điệu trong quá trình nói
-Thực hành thường xuyên