Câu 1
Nêu các điểm cần lưu ý khi viết bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống.
Dựa vào chỉ dẫn của bài học để đưa ra câu trả lời.
- Nêu được vấn đề cần bàn luận.
- Trình bày được ý kiến tán thành, phản đối của người viết với vấn đề cần bàn luận.
- Đưa ra lí lẽ rõ ràng, bằng chứng xác thực, đa dạng để làm sáng tỏ cho ý kiến.
- Bố cục bài viết cần đảm bảo:
+ Mở bài: giới thiệu được vấn đề cần bàn luận và thể hiện rõ ràng ý kiến của người viết về vấn đề ấy.
+ Thân bài: giải thích vấn đề cần bàn luận; đưa ra được ít nhất hai lí lẽ cụ thể để lí giải cho ý kiến của người viết; sắp xếp các lí lẽ, bằng chứng theo trình tự hợp lí; đưa ra được bằng chứng đa dạng, cụ thể, tiêu biểu, xác thực để làm sáng tỏ lí lẽ; xem xét vấn đề từ nhiều phía để nội dung bài viết được toàn diện.
+ Kết bài: khẳng định lại ý kiến, đưa ra bài học nhận thức và phương hướng hành động.
Câu 2
Advertisements (Quảng cáo)
Lập dàn ý cho đề văn: Trình bày ý kiến của em về vấn đề “Tự tin và khiêm nhường” bằng một sơ đồ tư duy.
Dựa vào chỉ dẫn của bài học để đưa ra câu trả lời.
Câu 3
Nêu hai đoạn văn có hai loại dẫn chứng: (1) đoạn có dẫn chứng từ đời sống, (2) đoạn có dẫn chứng từ thơ văn.
Dựa vào kiến thức đã được học hoặc tìm kiếm trên internet, sách, báo,…
(1) Nhà bác học vĩ đại Einstein đã từng nói : “ Tôi chỉ là người bình thường như bao người khác thôi, cũng sống và làm công việc mình yêu thích, sao lại gọi tôi là người nổi tiếng ?” Là một nhà bác học vĩ đại nhưng ông luôn khiêm tốn trước lời khen ngợi, tung hô của người khác và luôn coi mình giống như những người bình thường khác, sống một cuộc sống giản dị và bình thường.
(2) “Núi cao còn có núi cao hơn”
Chính vì vậy mà đức tính khiêm nhường là vô cùng quan trọng để con người phát triển, hoàn thiện bản thân.