Trang chủ Lớp 8 SBT Văn 8 - Cánh diều Nghệ thuật sử dụng ngôn từ của Hồ Xuân Hương: Ở bài...

Nghệ thuật sử dụng ngôn từ của Hồ Xuân Hương: Ở bài Mời trầu có những từ ngữ liên quan đến ca dao, tục ngữ, thành ngữ...

Đọc bài thơ và nhận xét nghệ thuật sử dụng ngôn từ của tác giả. Trả lời Câu 2 trang 12, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 2 - Bài 7: Thơ Đường luật.

Câu hỏi/bài tập:

Nghệ thuật sử dụng ngôn từ của Hồ Xuân Hương:

a) Ở bài Mời trầu có những từ ngữ liên quan đến ca dao, tục ngữ, thành ngữ. Hãy phân tích tác dụng của các yếu tố đó trong việc thể hiện nội dung bài thơ.

b) Chỉ ra những từ ngữ được sử dụng mang dấu ấn cá nhân của Hồ Xuân Hương Những từ ngữ đó đã thể hiện thái độ và tình cảm gì của tác giả?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc bài thơ và nhận xét nghệ thuật sử dụng ngôn từ của tác giả

Advertisements (Quảng cáo)

Answer - Lời giải/Đáp án

a. Ở bài Mời trầu có câu thành ngữ "xanh như lá và bạc như vôi” được áp dụng trong câu thơ "Đừng xanh như lá, bạc như vôi”. Việc đưa thành ngữ vào tác phẩm đã được nhà thơ xử lí rất tinh tế, tài tình và nhuần nhuyễn. Việc đưa thành ngữ như thầm nhắc khẽ “Đừng xanh như lá, bạc như vôi”. Thi sĩ Xuân Hương như đang ngầm răn đe người khách đang mời trầu: đừng bội tình bạc nghĩa. Câu thơ “Đừng xanh như lá, bạc như vôi” cho ta nhiều ngại ngùng về một điều gì sẽ xảy ra, chẳng bao giờ “thắm lại” được.

b. Từ ngữ được sử dụng mang dấu ấn cá nhân của Hồ Xuân Hương:

"Này của Xuân Hương mới quệt rồi.”

Một cách thể hiện cái tôi của mình rất chuẩn nhị, độc đáo mà lại duyên dáng. Nhà thơ tự trải lòng mình, bày tâm tư, tình cảm một cách chân thật. Chữ “này” biểu thị một cử chỉ thân mật, vồn vã, chân thành đối với khách. Cụm từ “Mới quệt rồi” vừa giới thiệu miếng trầu tươi ngon, vừa biểu lộ một tấm lòng chân thành, hiếu khách của cô gái.

Advertisements (Quảng cáo)