Trang chủ Lớp 8 SBT Văn 8 - Cánh diều Phân tích ý nghĩa trào phúng của nghệ thuật sử dụng phép...

Phân tích ý nghĩa trào phúng của nghệ thuật sử dụng phép đối, nghệ thuật sử dụng ngôn từ ở hai câu thực và hai câu luận của bài thơ...

Đọc và phân tích hai câu thực và hai câu luận. Phân tích, đưa ra lời giải Câu 2 trang 13, SBT Ngữ văn 8 Cánh diều, tập 2 - Bài 7: Thơ Đường luật.

Câu hỏi/bài tập:

Phân tích ý nghĩa trào phúng của nghệ thuật sử dụng phép đối, nghệ thuật sử dụng ngôn từ ở hai câu thực và hai câu luận của bài thơ.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc và phân tích hai câu thực và hai câu luận

Answer - Lời giải/Đáp án

Advertisements (Quảng cáo)

Trong hai câu thực, những nhân vật trọng tâm của trường thi - sĩ tử và quan trường - được khắc hoạ rất sắc nét, bộc lộ tính cách kỳ thi và tính chất xã hội. Sĩ tử là người đi thi quan trường là những ông quan coi thi, chấm thi có trách nhiệm trong việc thi cử. Bằng nghệ thuật đảo ngữ, tác giả đã vẽ nên trước mắt người đọc hình ảnh người thí sinh lôi thôi với những chai lọ trên vai thật là xốc xếch.

Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu luận là “đối”. Đối lập với hình ảnh sĩ tử và quan trường là hình ảnh quan sứ và bà đầm. Sự có mặt của vợ chồng quan sứ có thể làm cho quang cảnh trường thi có vẻ trang nghiêm. Hai nhân vật này được đón tiếp linh đình: cờ cắm rợp trời.

Biện pháp đảo ngữ kết hợp với nghệ thuật đối đã được vận dụng một cách triệt để, tạo nên sức mạnh đả kích, châm biếm dữ dội, sâu cay. Nơi cửa Khổng sân Trình là nơi mặc sức, tự nhiên lê váy của mụ đầm. "Váy lê quét đất” đối với "Lọng cắm rợp trời” (còn làm nhục quốc thể). Tú Xương đã đem cờ che đầu quan sứ đối lập với váy bà đầm, điều này tạo nên một tiếng cười nhưng ẩn trong đó không ít nỗi xót xa.

Ngôn ngữ có tính chất khẩu ngữ, trong sáng, giản dị nhưng giàu sức biểu cảm.

→ Bốn câu thơ vạch trần sự nhếch nhác, tùy tiện của khoa cử lúc bấy giờ. Đồng thời ngầm thể hiện nỗi xót xa chua chát của nhà thơ và người đọc.