Câu hỏi/bài tập:
Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi bên dưới:
MỜI TRẦU
Hồ Xuân Hương
Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi,
Này của Xuân Hương mới quệt rồi.
Có phải duyên nhau thì thắm lại,
Đừng xanh như lá, bạc như vôi
(In trong Tổng tập Văn học Việt Nam, tập 14, NXB Khoa học xã hội, 2000)
a. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
b. Bài thơ được làm theo luật bằng hay luật trắc?
c. Chỉ ra bài thơ đã tuân thủ luật, niêm, vần, đối của thể thơ như thế nào (kẻ và hoàn thành bảng sau vào vở):
Luật |
|
Niêm |
|
Vần |
|
Đối |
d. Nhận xét về cách ngắt nhịp của bài thơ.
đ. Xác định bố cục của bài thơ.
e. Những từ ngữ, hình ảnh nào trong bài thơ thể hiện được tình cảm, cảm xúc của người viết?
g. Cho biết cảm hứng chủ đạo của bài thơ.
Xác định từ khóa của các câu hỏi kết hợp cùng việc phân tích hình ảnh, chi tiết thơ để có thể hoàn thiện những yêu cầu mà đề bài đưa ra.
a. Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt luật Đường.
b. Bài thơ được làm theo luật bằng, do tiếng thứ hai của câu thứ nhất là thanh bằng, cụ thể:
Quả |
cau |
nho |
nhỏ |
miếng |
trầu |
hôi |
T |
B |
B |
T |
T |
B |
B |
Này |
của |
Xuân |
Hương |
mới |
quệt |
rồi |
B |
T |
B |
B |
T |
Advertisements (Quảng cáo) T |
B |
Này |
của |
duyên |
nhau |
thì |
thắm |
lại |
T |
T |
B |
B |
B |
T |
T |
Đừng |
xanh |
như |
lá |
bạc |
như |
vôi |
B |
B |
B |
T |
T |
B |
B |
c.
Luật |
Luật bằng vì tiếng thứ hai của câu 1 là tiếng thanh bằng (cau). |
Niêm |
Tiếng thứ hai của câu 1 niêm với tiếng thứ hai của câu 4, tiếng thứ hai của câu 2 niêm với tiếng thứ hai của câu 3. |
Vần |
Chỉ hiệp theo một vần là vần bằng, gieo ở cuối câu 1 (hỏi) và các câu chẵn là 2,4 (rồi – vôi). |
Đối |
Thơ tứ tuyệt không có quy định đối cụ thể. |
d. Bài thơ được ngắt nhịp 4/3, cũng có thể ngắt nhịp 2/2/3, là cách ngắt nhịp phổ biến của thơ thất ngôn tứ tuyệt, thể hiện sự chậm rãi, thong thổ, từ tinh trong lời thơ.
e. Bố cục 4 phần: khai – thừa – chuyển – hợp.
- Khai (câu 1): giới thiệu về quả cau, miếng trầu.
- Thừa (câu 2): giới thiệu người têm trầu (Xuân Hương).
- Chuyển (câu 3): dò hỏi ý tứ, tình cảm của người được mời trầu.
- Hợp (câu 4): thể hiện tình cảm, ước vọng hạnh phúc của người mời trầu.
Bài thơ cũng có thể được phân theo bố cục hai câu đầu - hai câu cuối, trong đó hai câu đầu chủ yếu tả cảnh mời trầu, hai câu sau chủ yếu thể hiện tâm tư, tình cảm của tác giả.
f. Những từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ thể hiện được tình cảm, cảm xúc của người viết:
- Từ ngữ: nho nhỏ, Xuân Hương, thắm, xanh bạc,….
- Hình ảnh: quả cau, miếng trầu, mới quệt, xanh như lá, bạc như vôi,….
- Tình cảm, cảm xúc của tác giả: Những hình ảnh đầy cá tính (của Xuân Hương chứ không phải ai khác) đã thể hiện được tình cảm tinh tế, sâu sắc nhưng cũng không kém phần mạnh dạn, mạnh mẽ của tác giả.
g. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ khát khao hạnh phúc, niềm mơ ước một tình yêu giản dị mà thuỷ chung, bản vùng của người phụ nữ