Câu hỏi/bài tập:
a. Những nhân vật nào trong văn bản là hiện thân cho cái thấp kém? Dựa vào đâu để em khẳng định như vậy?
b. Tóm tắt các hành động làm nảy sinh xung đột , giải quyết xung đột trong văn bản và cho biết nguyên nhân chính làm nảy sinh các xung đột đó. Theo em, xung đột trong văn bản trên có gì khác với xung đột trong văn bản Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục?
c. Nêu tác dụng của xung đột kịch trong việc tạo ra tiếng cười trong văn bản.
d. Xác định chủ đề của văn bản trên và cho biết căn cứ vào đâu để xác định như vậy.
e. Nhận xét về nghệ thuật tạo tiếng cười qua cách đặt và gọi tên nhân vật, cách viết lời thoại trong văn bản.
g. Theo em, qua văn bản trên, tác giả muốn gửi đến người đọc/ người xem thông điệp gì?
h. Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết văn bản trên thuộc thể loại hài kịch?
Đọc kỹ đoạn trích, các yêu cầu để tìm ra đáp án đúng.
a.
- Các nhân vật hiện thân cho cái “thấp kém” trong văn bản Bệnh sĩ gồm: Hưng, Long, ông Toàn Nha, ông Thình, Văn Sửu, “nhà văn Chu Văn giả”, phóng viên B.
- Em có thể khẳng định các nhân vật bộc lộ sự “thấp kém” qua lời nói, hành động của mình vì: Hưng vì muốn làm cho buổi lễ thêm sang trọng và chiếm tình cảm của ông Toàn Nha nên đã nói dối mình là thủy thủ tàu viễn dương, trong khi thực tế chỉ là thợ lái tàu đường sông; Long vì muốn chiều ý bỏ nên đã đóng giả một học sinh nhạc viện chơi vĩ cầm trong khi thực chất là một thợ mộc lành nghề; ông Toàn Nha, ông Thình cùng với Văn Sửu vì coi trọng báo cáo, tuyên truyền về thành tích trong lễ tổng kết hơn sự phát triển thực lực của xã nhà nên đã sắp đặt mọi chuyện trái với thực tế; kẻ đóng giả nhà văn Chu Văn là nhằm trục lợi; phóng viên B “tiếc rẻ” rằng lợn đã không cắn cả mình để nhận thêm bồi thường.
b. Tóm tắt các hành động làm nảy sinh xung đột, giải quyết xung đột qua hành vi, lời thoại của nhân vật trong văn bản
Hành động, xung đột và nguyên nhân |
Giữa nhân vật Hưng và Nhàn |
Các hành động làm nảy sinh xung đột và nguyên nhân chính |
Hưng nói dối Nhàn về thân phận lái con tàu chở phân đạm |
Các hành động giải quyết xung đột |
Hưng nói sự thật cho Nhàn biết |
- Điểm khác nhau giữa xung đột trong văn bản trên với xung đột trong văn bản Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục: Nếu trong văn bản Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục, xung đột chủ yếu là giữa “cái thấp kém” và “cái thấp kém” thì trong văn bản Bệnh sĩ, ngoài xung đột giữa “cái thấp kém” và “cái thấp kém”, còn có xung đột giữa “cái cao cả” và “cái thấp kém”. Đó là xung đột giữa Nhàn – hiện thân cho “cái cao cả” với Hưng – hiện thân cho “cái thấp kém”; xung đột trong lời thoại của Long: giữa con người thật của anh (cái cao cả) và những gì hào nhoáng giả tạo đang cố trình diễn (cái thấp kém).
c. Tác dụng của xung đột kịch trong việc tạo ra tiếng cười trong văn bản.
Trong hài kịch, do đặc điểm, tính chất của các nhân vật, xung đột thường diễn ra giữa cái thấp kém và cái thấp kém. Chính xung đột đã dẫn sự phơi bày, phê phán cái xấu. Trên cơ sở những đặc điểm này của xung đột hài kịch, ta có thể rút ra một số tác dụng của xung đột trong văn bản Bệnh sĩ như sau:
- Khắc họa tính cách của nhân vật, thúc đẩy diễn tiến câu chuyện.
- Phơi bày bệnh giả dối, chạy theo thành tích ảo.
- Cảnh tỉnh những ai đang mắc “bệnh sĩ” và tạo ra tiếng cười sảng khoái cho độc giả/ khán giả.
Advertisements (Quảng cáo)
....
d.
- Chủ đề của văn bản Bệnh sĩ: Sự sắp đặt của những người có trách nhiệm ở trụ sở Liên hợp Xã Hùng Tâm trong buổi lễ trọng thể nhằm khuếch trương thành tích của địa phương.
- Các căn cứ để xác định chủ đề của văn bản Bệnh sĩ gồm một số phương diện như: nhan đề “bệnh sĩ” và nhan đề phụ “Tại trụ sở Liên hợp Xã trong một buổi lễ trọng thể”; hành động của các nhân vật chủ yếu nhằm sắp đặt, ngụy tạo thành tích, để khuếch trương thành tích của địa phương. Những người có trách nhiệm như ông Toàn Nha, ông Thình và Văn Sửu đã sắp xếp cho những cá nhân có thành tích nổi bật (không đúng với thực chất) xuất hiện tại buổi lễ để tăng phần trang trọng như: Hưng – “thuyền trưởng tàu viễn dương”, Long – “học sinh nhạc viện”, Chu Văn – “nhà văn huyện”; tổ chức đoàn người rầm rộ rước ngọn đuốc “Thắng lợi” từ phòng truyền thống về trụ sở xã; mượn đàn lợn và nhốt tạm trong lớp học để phóng viên quay phim nhằm nâng cao thành tích,...
e. Nhận xét về nghệ thuật tạo tiếng cười qua cách đặt và gọi tên nhân vật, cách viết lời thoại trong văn bản:
- Về cách đặt và gọi tên nhân vật, để góp phần tạo tiếng của, tác giả đã có chú ý đặt tên gợi nhớ đến sự vật, con vật, mang ý nghĩa kém cỏi nhìn Toàn Nha, Chu Văn (nha: răng, chu: nước), Văn Sửu, Tị ( sửu: trâu,tị: rắn), Thình, Độp (tựa như tiếng âm thanh). Cách gọi tên nhân vật kèm với tính từ, danh từ cũng đã tạo nên sự hài hước, buồn cười như: "Chu Văn đầu hói”, “Chu Văn giả”, "Chu Văn thật”, cậu Đại (thanh niên không biết võ) được gọi phong đại thành võ sĩ quyền Anh Đại Dương,...
- Lời thoại trong tác phẩm là lời đối thoại của các nhân vật. Đối thoại đã góp phần bộc lộ một cách sinh động tính cách, bản chất của nhân vật, tạo nên sự hài hước. Tác giả đã sử dụng câu văn linh hoạt, có lời thoại chỉ có một từ, có lời thoại gồm rất nhiều câu, trong các câu thường dùng dấu ba chấm tạo khoảng ngừng cần thiết; từ ngữ được sử dụng phù hợp với lứa tuổi, vị trí, vai trò của nhân vật... Tất cả tạo nên sự sống động của vở kịch, đầy ấp hơi thở của đời sống, người đọc văn bản có thể mường tượng như đang xem một vở diễn.
g. Thông điệp gửi gắm: Vì chạy theo thành tích, khoe khoang, người ta có thể bất chấp để che đậy, lừa dối. Sự giả dối sẽ bị những người trung thực tẩy chay và sớm muộn gì cũng bị vạch trần.
h. Dấu hiện nhận biết tác phẩm thuộc thể loại hài kịch
STT |
Đặc điểm hài kịch |
Dấu hiệu đặc điểm hài kịch trong văn bản Bệnh sĩ |
1 |
Nhân vật |
Hưng với Nhàn |
2 |
Hành động |
Hành động nảy sinh xung đột giữa Hưng và Nhàn |
3 |
Xung đột |
xung đột giữa Nhàn – hiện thân cho “cái cao cả” với Hưng – hiện thân cho “cái thấp kém”; xung đột trong lời thoại của Long: giữa con người thật của anh (cái cao cả) và những gì hào nhoáng giả tạo đang cố trình diễn (cái thấp kém); giữa Hưng và ông Thình; giữa Văn Sửu, ông Nha và phóng viên A, phóng viên B |
4 |
Lời thoại |
lối nói hóm hỉnh, lối chơi chữ, lối nói nghịch lí |
5 |
Thủ pháp trào phúng |
Thủ pháp phóng đại tính phi logic, tính không hợp tình thế trong hành động của nhân vật, các thủ pháp tăng tiến, giễu nhại, mỉa ma |