Trang chủ Lớp 8 SBT Văn 8 - Chân trời sáng tạo Qua bài thơ trên, tác giả đã châm biếm những ai?

Qua bài thơ trên, tác giả đã châm biếm những ai?...

Xác định từ khóa của các câu hỏi kết hợp cùng việc phân tích hình ảnh. Gợi ý giải Câu 2 trang 70, SBT Ngữ Văn 8, tập hai - Bài 10: Cười mình - cười người.

Câu hỏi/bài tập:

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

MẮNG HỌC TRÒ DỐT II

Hồ Xuân Hương

Dắt díu đưa nhau đến cửa chiền

Cũng đòi học nói, nói không nên.

Ai về nhắn bảo phường lòi tói

Muốn sống đem vôi quét trả đền.

(In trong Tổng tập Văn học Việt Nam, tập mười bốn, NXB Khoa học xã hội, 2000)

a. Qua bài thơ trên, tác giả đã châm biếm những ai?

b. Tác giả đã sử dụng những thủ pháp trào phúng nào để châm biếm? Tác dụng của những thủ pháp trào phúng đó là gì?

c. Nêu chủ đề của bài thơ. Chỉ ra những căn cứ giúp em xác định chủ đề.

d. Bài thơ thể hiện tình cảm, cảm xúc gì của tác giả?

Advertisements (Quảng cáo)

đ. Theo em, thông điệp tác giả muốn gửi gắm qua bài thơ là gì? Các thủ pháp trào phúng được sử dụng đã giúp tác giả thể hiện thông điệp này như thế nào?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Xác định từ khóa của các câu hỏi kết hợp cùng việc phân tích hình ảnh, chi tiết văn bản để có thể hoàn thiện những yêu cầu mà đề bài đưa ra.

Answer - Lời giải/Đáp án

a. Ngay từ tiêu đề bài thơ, tác giả đã nói rõ đối tượng châm biếm: những học trò dốt. Họ bị châm biếm vì đã dốt lại cìn hay khoe chữ không phải chỗ.

b. - Thủ pháp trào phúng: giễu nhại (qua các từ ngữ như: dắt díu, đòi, phường lòi tói).

- Tác dụng: tạo tiếng cười có ý nghĩa phê phán, đả kích những kẻ dốt lại hay khoe chữ.

c.- Chủ đề của bài thơ: phê phán những kẻ đã dốt lại còn hay khoe chữ.

- Căn cứ giúp xác định chủ đề: qua việc sử dụng các từ ngữ mang tính giễu nhại như: dắt díu, đòi, phường lòi tói và câu thơ cuối.

d. Bài thơ thể hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả: khinh bỉ và có phần tức giận vì thấy sự dốt nát và ngạo mạn của những kẻ mang danh học trò.

đ. Thông điệp tác giả muốn gửi gắm qua bài thơ: cần học hành chăm chỉ, tránh ngạo mạn, khoe khoang. Thủ pháp trào phúng giễu nhại đã giúp tác giả thể hiện thông điệp này một cách rõ nét qua các từ ngữ như: dắt díu, đòi, phường lòi tói,…

Advertisements (Quảng cáo)