Trang chủ Lớp 8 SBT Văn 8 - Chân trời sáng tạo Trong cách cặp câu a1- a2; b1-b2; c1-c2 dưới đây, những từ...

Trong cách cặp câu a1- a2; b1-b2; c1-c2 dưới đây, những từ in đậm nào là trợ từ? Căn cứ vào đâu để em khẳng định như vậy?...

Gợi nhớ kiến thức về trợ từ để xác định trợ từ và chỉ ra căn cứ. Hướng dẫn giải Câu 3 trang 69, sách bài tập Ngữ Văn 8, tập một - Bài 5: Những tình huống khôi hài.

Câu hỏi/bài tập:

Trong cách cặp câu a1- a2; b1-b2; c1-c2 dưới đây, những từ in đậm nào là trợ từ? Căn cứ vào đâu để em khẳng định như vậy?

a1 – (tháo băng ở tay) Em chả bị đau tay đau tiếc gì cả. Em vờ thôi!

a2 – Chẳng lẽ mới bắt đầu việc này mà em đã xin thôi, không làm nữa?

b1 – Ở đây, người ta sống bằng những cái giả, đổi mới giả, tiên tiến giả, và rất buồn là chính cha em là người có lỗi lớn về tình trạng đó. Còn anh, anh thì sao?

b2 – Ông Toàn Nha là nhân vật chính của vở hài kịch này.

c1 – Em chả bị đau tay đau tiếc gì cả. Em vờ thôi!

c2 – Cô ấy thật xứng đáng là chị cả trong nhà.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Gợi nhớ kiến thức về trợ từ để xác định trợ từ và chỉ ra căn cứ.

Answer - Lời giải/Đáp án

a1 – thôi: trợ từ.

Advertisements (Quảng cáo)

- Căn cứ xác định: từ nhấn mạnh tính giả tạo, vờ vịt bên ngoài.

a2 – thôi: động từ.

- Căn cứ xác định: từ biểu thị sự chấm dứt, hay kết thúc hành động.

b1 – chính: trợ từ.

- Căn cứ xác định: từ nhấn mạnh tính xác định người có lỗi không phải ai khác.

b2 – chính: tính từ.

- Căn cứ xác định: từ biểu thị tính chất quan trọng (“chính” so với “phụ”).

c1 – cả: trợ từ.

- Căn cứ xác định: từ nhấn mạnh ý phủ định.

c2 – cả: tính từ.

- Căn cứ xác định: từ biểu thị tính chất, vị trí bậc cao nhất.

Advertisements (Quảng cáo)