Trang chủ Lớp 8 SBT Văn 8 - Kết nối tri thức Bài tập 1 trang 28 SBT Văn 8 tập 2 – Kết...

Bài tập 1 trang 28 SBT Văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống:  Nhan đề văn bản báo hiệu những gì về các nội dung mà tác giả sẽ triển khai trong bài viết?...

Phân tích và lời giải Câu 1, 2, 3, 4, 5 Bài tập 1 trang 28 sách bài tập (SBT) Ngữ văn 8 tập 2 - Kết nối tri thức với cuộc sống - Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt - Bài 9. (trang 28, SBT Ngữ văn 8 KNTT, tập 2):  Nhan đề văn bản báo hiệu những gì về các nội... Nhan đề văn bản báo hiệu những gì về các nội dung mà tác giả sẽ triển khai trong bài viết?

Đọc lại văn bản Miền châu thổ sông Cửu Long cần chuyển đổi từ sống chung sang chào đón lũ trong SGK (tr. 89 – 92) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1

 Nhan đề văn bản báo hiệu những gì về các nội dung mà tác giả sẽ triển khai trong bài viết?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ văn bản

Answer - Lời giải/Đáp án

– Nhận thức và cách giải thích phổ biến trước đây về lũ nói chung, lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng.

– Khuyến nghị về nhận thức và hành động cần có trước hiện tượng lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long.


Câu 2

 Trong văn bản, phần giải thích hiện tượng lũ nói chung, lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng đóng vai trò như thế nào trong việc thể hiện mục đích viết của tác giả?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ văn bản

Answer - Lời giải/Đáp án

- Mục đích viết của tác giả: nêu sự cần thiết của việc thay đổi nhận thức về hiện tượng lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long.

- Phần giải thích hiện tượng lũ nói chung, lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng đã xác định cơ sở khoa học của khuyến nghị được tác giả đưa ra. Nó cho thấy “chào đón lũ” là một ứng xử thích hợp trong bối cảnh hiện nay, thay cho việc “chấp nhận” ở thế bị động hay việc “chống lại” theo cách tư duy cũ.


Câu 3

 Tìm trong văn bản những ý nói về ích lợi của lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Advertisements (Quảng cáo)

Đọc kĩ văn bản

Answer - Lời giải/Đáp án

Lũ lớn lại là điều được người dân miền sông nước mong đợi vì năm nào có lũ lớn là năm đó có nhiều chim, sản vật mùa lũ (rùa, rắn, ếch, ốc,…), năm sau canh tác sẽ trúng mùa, sản lượng cao và lượng phân bón, nông dược sử dụng ít đi vì lũ mang lại phù sa màu mỡ, làm vệ sinh đồng ruộng và bổ sung nguồn nước tại chỗ,…


Câu 4

 Tác giả đã thể hiện quan điểm gì về khẩu hiệu “sống chung với lũ”? Theo em, quan điểm đó đã được trình bày thuyết phục chưa? Vì sao?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ văn bản

Answer - Lời giải/Đáp án

- Theo tác giả, khẩu hiệu “sống chung với lũ” gắn với một nếp ứng xử hoàn toàn có cơ sở thực tế, đã hình thành từ lâu trong đời sống của cư dân miền châu thổ sông Cửu Long. Tuy nhiên, theo diễn biến mới hiện nay, một khi “tình trạng lũ thấp và trung bình trong mùa mưa lũ có xu thế gia tăng” thì khẩu hiệu đó không còn phù hợp nữa.

- Quan điểm nêu trên của tác giả thực ra đã được một số nhà khoa học phát biểu trước đó trên các diễn đàn khác nhau. Tính thuyết phục của quan điểm không chỉ thể hiện qua việc giải thích một hiện tượng tự nhiên mà còn qua việc phân tích sự phát triển của nông nghiệp trên vùng đất “chín Rồng”.


Câu 5

 Theo những thông tin trong văn bản, hãy cho biết tâm thế chào đón lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long được hình thành trên cơ sở nào.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ văn bản

Answer - Lời giải/Đáp án

- Xem lũ là thiên tai định kì nằm ngoài khả năng chế ngự của con người và con người nên “sống chung” với nó để tìm cách làm giảm bớt tác hại.

- Xem lũ là hiện tượng đáng mong đợi, nhất là trong điều kiện “tình trạng lũ thấp và trung bình trong mùa mưa lũ có xu thế gia tăng”.