Trang chủ Lớp 8 SBT Văn 8 - Kết nối tri thức Bài tập 1 trang 32 SBT Văn 8 – Kết nối tri...

Bài tập 1 trang 32 SBT Văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống: (trang 32, SBT Văn 8, tập 1): Căn cứ vào lời thoại của các nhân vật...

Hướng dẫn trả lời Câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 Bài tập 1 trang 32 sách bài tập Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống - Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt - Bài 5. (trang 32, SBT Ngữ Văn 8, tập 1): Căn cứ vào lời thoại của các nhân vật,...

Đọc lại văn bản Trưởng giả học làm sang trong SGK (tr. 101 – 105) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1

Căn cứ vào lời thoại của các nhân vật, em hãy mô tả đầy đủ trang phục của ông Giuốc-đanh.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ văn bản

Answer - Lời giải/Đáp án

Trang phục của ông Giuốc-đanh: tất lụa chật, đã bị đứt một số mắt; giày chật; áo lễ phục hoa, may ngược hoa; quần cộc, áo chẽn ôm sát người; có bộ tóc giả với lông cắm mũ.


Câu 2

Ông Giuốc-đanh có thực sự trở thành người “sang” (quý tộc) như ông mong muốn khi dùng những trang phục đó không? Vì sao?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ văn bản

Answer - Lời giải/Đáp án

Cho dù có khoác bộ lễ phục theo chuẩn mực quý tộc thực sự thì ông cũng không thể trở thành quý tộc do bản thân ông chỉ là một anh trưởng giả, có tiền nhưng kém hiểu biết, không có nền tảng văn hoá, không có nguồn gốc xuất thân quý tộc, huống hồ, bộ trang phục của ông lại không theo quy chuẩn, là một mớ hổ lốn, đáng cười.


Câu 3

Ở Hồi thứ ba, Lớp II, hành động nào của nhân vật Ni-côn được lặp lại nhiều lần? Hãy nhận xét về thái độ của nhân vật Ni-côn qua hành động đó.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ văn bản

Answer - Lời giải/Đáp án

Ở Hồi thứ ba, Lớp II, hành động được lặp lại nhiều lần ở nhân vật Ni-côn là cười. Ni-côn đã cười không dứt khi nhìn thấy bộ dạng sắp đi dạo phố với trang phục mới của ông Giuốc-đanh.

Hành động cười cho thấy rõ sự đánh giá, thái độ cười nhạo của cô đối với sự lố bịch của ông Giuốc-đanh.


Câu 4

Mâu thuẫn giữa khả năng và ý đồ làm thành xung đột chủ yếu của vở kịch I gì? Em hãy chỉ ra một chi tiết biểu hiện xung đột này trong đoạn trích.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ văn bản

Advertisements (Quảng cáo)

Answer - Lời giải/Đáp án

Mâu thuẫn nổi bật của vở kịch là việc ông Giuốc-đanh muốn thành quý tộc (ý đồ) nhưng khả năng của ông lại hạn chế, không có vốn hiểu biết tối thiểu.

Chi tiết thể hiện ý muốn thành quý tộc của ông Giuốc-đanh: nhắc đến quý tộc là thuyết phục được ông, khoái chí khi nghe thợ bạn gọi mình bằng những danh xưng quý tộc,…; chi tiết bộc lộ sự dốt nát của ông: tưởng hoa ngược là đúng chuẩn, chấp nhận các phụ kiện may hỏng hoặc may bằng chất liệu tồi,...


Câu 5

Tại sao đám thợ bạn lại không ngừng tăng cấp danh xưng cho ông Giuốc-đanh? Thái độ của ông Giuốc-đanh đối với hành động này của đá thợ bạn như thế nào?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ văn bản

Answer - Lời giải/Đáp án

Đám thợ bạn gọi ông Giuốc-đanh bằng các thứ danh xưng cao quý ngài quý tộc (thuộc tầng lớp phong kiến cao quý) – tướng công (tôn xưng các quan to) – đại nhân (người có chức phận cao, có tài, có đức). Đây chính là các loại danh xưng mà ông Giuốc-đanh đang muốn có được. Đánh vào tâm lí ấy, đám thợ bạn tha hồ tâng bốc ông và mỗi lần tâng bốc như vậy họ lại được thưởng tiền. Sự tăng cấp danh xưng ở đây còn làm cho tình huống hài thêm kịch tính. Khi nghe đám thợ bạn gọi mình như vậy, ban đầu ông Giuốc-đanh bất ngờ, ông nhắc đi nhắc lại các danh xưng ra chiều đắc ý, sung sướng, khoái chí. Qua đây ta nhận thấy rõ sự háo danh ở nhân vật.


Câu 6

Hành động đi ra phố của ông Giuốc-đanh nhằm mục đích gì? Em đánh giá như thế nào về hành động đó?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ văn bản

Answer - Lời giải/Đáp án

Mục đích của ông là khoe bộ dạng bên ngoài của mình, từ đó khẳng định vị thế, cho thiên hạ thấy mình đã thành quý tộc.

Hành động cùng hai người hầu đi ra phố chưng diện trang phục chứng tỏ ông là người thích khoe khoang, thích được thiên hạ trầm trồ khen ngợi, muốn nâng tầm địa vị của mình.


Câu 7

Trong các câu sau, câu nào là câu hỏi tu từ? Vì sao? - Lại còn phải bảo cái đó à? Những người quý phái mặc ngược hoa à? Bác cho rằng tôi mặc thế này có vừa sát không? - Mày không thôi đi phỏng?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Áp dụng kiến thức câu hỏi tu từ

Answer - Lời giải/Đáp án

Câu hỏi tu từ:

– “Lại còn phải bảo cái đó à?”: Hình thức là câu hỏi nhưng mục đích là khẳng định: điều hiển nhiên như vậy thì không cần phải bảo.

– “Mày không thôi đi phỏng?”: Hình thức là câu hỏi nhưng mục đích là ra lệnh: mày hãy thôi đi.