Trang chủ Lớp 8 SGK Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 - Kết nối tri thức Nhận diện sự thay đổi cảm xúc của nhân vật trong tình...

Nhận diện sự thay đổi cảm xúc của nhân vật trong tình huống sau: Tình huống: Sáng chủ nhật...

Tìm hiểu và nhận biết được những thay đổi cảm xúc qua tình huống. Lời giải Hoạt động 2, Bài 1. Tính cách và cảm xúc của tôi - SGK Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 Kết nối tri thức.

1. Nhận diện sự thay đổi cảm xúc của nhân vật trong tình huống sau:

Tình huống: Sáng chủ nhật, Minh và Khoa hẹn nhau đi thăm một bạn trong nhóm bị ốm nhưng đã quá giờ hẹn 15 phút Minh vẫn chưa thấy Khoa đến. Nghĩ Khoa ngại đi xa hoặc đã quên hẹn, trời lại năng nóng nên Minh rất bực bội, khó chịu. Đúng lúc Minh định bỏ về thì Khoa xuất hiện. Nhìn mặt mũi đỏ gay của bạn, mồ hôi thì nhễ nhại, thất thiểu dắt chiếc xe đạp bị xẹp lốp, cơn giận của Minh bỗng chốc tan biến. Trong Minh chỉ còn thấy thương bạn vất vả vì phải đi bộ cả một quãng đường dài dưới trời nắng nóng.

2. Chia sẻ một tình huống em đã có sự thay đổi cảm xúc và cách điều chỉnh cảm xúc của em.

Gợi ý:

- Tình huống xảy ra như thế nào?

- Cảm xúc khi đó của em là gì?

- Cảm xúc đó đã thay đổi như thế nào?

- Em đã làm gì để điều chỉnh được cảm xúc?

3. Thảo luận về cách điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

1. Tìm hiểu và nhận biết được những thay đổi cảm xúc qua tình huống

2. Nhớ lại và chia sẻ với bạn bè những cảm xúc bản thân mình đã trải qua.

Advertisements (Quảng cáo)

3. Chia sẻ và thảo luận với các bạn về những cách có thể điều chỉnh được cảm xúc bản thân.

Answer - Lời giải/Đáp án

1. Trong tình huống trên bạn Minh thay đổi từ tức giận, bực bội, khó chịu sang thương bạn Khoa vì bạn Khoa đã rất vất vả dắt xe một quãng đường xa dưới thời tiết nắng nóng để tới chỗ hẹn với mình.

2.

- Tình huống xảy ra trong giờ kiểm tra môn Toán.

- Cảm xúc khi đó của em: sau khi hết giờ làm bài thì cảm thấy rất vui vì làm được bài và tự tin vào kết quả và bài làm của bản thân.

- Cảm xúc thay đổi sau khi so kết quả, đáp án với các bạn khác thì thấy lo lắng, hụt hẫng...

- Điều chỉnh cảm xúc bản thân: tự điều chỉnh lại cảm xúc, xem lại câu hỏi và tự tin với kết quả của mình.

3.

- Hít một hơi thật sâu để điều chỉnh lại cảm xúc

- Tâm sự với bố mẹ hoặc bạn bè thân thiết nhất của mình.

- Uống một cốc nước yêu thích nhất.

- Suy nghĩ mọi chuyện theo hướng tích cực nhất.

Advertisements (Quảng cáo)