Câu hỏi trang 146
Mở đầu
Để kéo dài sự sống cho những người bệnh suy thận, người ta thường phải chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận. Em hãy giải thích tại sao. |
Dựa vào hiểu biết thực tiễn.
Người bệnh mắc suy thận khi quả thận bị suy giảm chức năng, không còn đủ khả năng bài tiết bình thường cho cơ thể. Vì vậy chạy thận nhân tạo hay ghép thận là phương pháp là phương pháp thay thế, làm giảm gánh nặng cho thận hỏng và giúp hệ bài tiết của cơ thể hoạt động bình thường.
Câu hỏi:
Đọc đoạn thông tin trên kết hợp quan sát Hình 35.1, kể tên các cơ quan của hệ bài tiết nước tiểu và các bộ phận chủ yếu của thận. |
Dựa vào hình 35.1 và kể tên các cơ quan của hệ bài tiết nước tiểu.
Hệ bài tiết nước tiểu của cơ thể người gồm có 4 cơ quan: thận, ống dẫn nước tiểu (niệu quản), bóng đái và ống đái.
Câu hỏi trang 147
Câu hỏi:
Đọc thông tin trong Bảng 35.1 và đề xuất biện pháp phù hợp để bảo vệ hệ bài tiết rồi hoàn thành theo mẫu Bảng 35.1. |
Dựa vào hiểu biết thực tiễn.
Advertisements (Quảng cáo)
Câu hỏi trang 149
Hoạt động
Tìm hiểu một số thành tựu ghép thận, chạy thận nhân tạo Thảo luận nhóm để thực hiện các yêu cầu sau: 1. Tìm hiểu một số thành tựu ghép thận và chạy thận nhân tạo ở Việt Nam và trên thế giới. 2. Nêu quan điểm của em về tính nhân văn của việc hiến thận. |
Dựa vào hiểu biết thực tiễn.
Câu 1.
Một số thành tựu về ghép thận và chạy thận nhân tạo ở Việt Nam và trên thế giới đó là:
- Tính đến nay, các bác sĩ Việt Nam đã ghép thận thành công cho gần 600 trường hợp, rút ngắn thời gian ghép trung bình 3 tiếng.
- Tại Việt Nam đã thực hiện thành công ca ghép thận từ người cho chết não vào năm 2010.
- Năm 1943, nhà khoa học Kolff (Hà Lan) đã phát triển máy chạy thận nhân tạo đầu tiên trên thế giới.
Câu 2.
Học sinh nêu quan điểm cá nhân.
Câu hỏi:
Kể tên một số loại thực phẩm phù hợp với người bị bệnh sỏi thận, suy thận và viêm cầu thận. |
Dựa vào hiểu biết thực tiễn.
Một số loại thực phẩm phù hợp cho người bệnh sỏi thận, suy thận, viêm cầu thận là:
Ưu tiên ăn các thực phẩm lành mạnh như: thịt nạc (gia cầm, cá, hải sản); các loại đậu như đậu xanh, đậu nành; rau và trái cây như rau diếp, cà chua, khoai tây, táo, dưa hấu, lê…