Hoạt động
1. Thảo luận về sự phối hợp các cơ quan thể hiện chức năng của cả hệ tiêu hóa. 2. Nêu mối quan hệ giữa tiêu hóa và dinh dưỡng. |
Dựa vào vai trò của từng cơ quan trong ống tiêu hóa ở người.
1.
Quá trình tiêu hóa xảy ra trong đường tiêu hóa hoặc ống tiêu hoá, trải dài từ miệng đến hậu môn. Những phần của đường tiêu hóa có các chức năng chuyên biệt, có mối quan hệ mật thiết với nhau.
2.
Trong quá trình tiêu hoá thức ăn biến đổi cơ học và hóa học trở thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu. Thông qua quá trình thu nhận, biến đổi và sử dụng các chất dinh dưỡng để duy trì sự sống cho cơ thể. Các chất không được tiêu hóa trong ống tiêu hóa sẽ tạo thành phân và được thải ra ngoài.
Hoạt động
Làm việc theo nhóm để thực hiện các yêu cầu sau: 1. Quan sát Hình 32.2, thảo luận về các giai đoạn hình thành lỗ sâu răng. 2. Đề xuất một số biện pháp giúp phòng, chống sâu răng và các việc nên làm để hạn chế những ảnh hưởng tới sức khỏe khi đã bị sâu răng. |
Dựa vào các giai đoạn trong hình 32.2 về quá trình hình thành lỗ sâu răng và gọi tên từng giai đoạn.
1.
Quá trình hình thành lỗ sâu răng gồm các giai đoạn:
(1) Sâu men răng
(2) Sâu ngà răng
(3) Viêm tủy răng
2.
Các biện pháp giúp phòng, chống sâu răng:
-
Advertisements (Quảng cáo)
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau mỗi bữa ăn bằng nước súc miệng hoặc chỉ nha khoa.
-
Đánh răng đúng cách 2 lần/ngày vào buổi sáng sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ.
-
Hạn chế ăn đồ ngọt và đồ nóng lạnh đột ngột
-
Tăng cường ăn đồ ăn có chất xơ, rau củ quả.
-
Khám răng định kỳ 4 - 6 tháng 1 lần.
Việc nên làm để hạn chế ảnh hưởng tới sức khỏe khi đã sâu răng là điều trị tại phòng khám nha khoa.
Hoạt động
1. Người bị viêm loét dạ dày – tá tràng nên và không nên sử dụng các loại thức ăn, đồ uống nàoCâu hỏi Em hãy kể tên và giải thích. 2. Dựa vào thông tin trên, em hãy nêu các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa và cơ sở khoa học của các biện pháp đó. |
Dựa vào hiểu biết thực tiễn.
1.
Người bị viêm loét dạ dày - tá tràng nên sử dụng:
-
Thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa: giúp giảm gánh nặng cho dạ dày đang bị tổn thương.
-
Sữa và các sản phẩm từ sữa: bổ sung nguồn probiotic phong phú giúp hệ tiêu hóa làm việc trơn tru hơn.
-
Thực phẩm giàu tinh bột: giúp hạn chế phản ứng ăn mòn của acid dạ dày.
-
Thực phẩm giàu xơ, rau củ quả tốt cho quá trình tiêu hóa.
Người bị viêm loét dạ dày - tá tràng không nên sử dụng:
-
Thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo: khiến dạ dày phải làm việc lâu hơn
-
Thức ăn cay nóng: kích thích dạ dày tăng tiết acid khiến vết loét càng trầm trọng.
-
Chất kích thích: gây ức chế quá trình tạo màng nhầy bảo vệ dạ dày.
2.