Câu hỏi:
Sau khi thực hành sơ cứu cầm máu và đo huyết áp, em hãy trả lời các câu hỏi sau: 1. Khi thực hiện biện pháp buộc dây garo cần lưu ý những điều gìCâu hỏi 2. Vì sao chỉ dùng biện pháp buộc dây garo để sơ cứu những vết thương chảy máu động mạch ở tay hoặc chânCâu hỏi Những vết thương chảy máu động mạch không phải ở tay, chân cần được xử lý như thế nàoCâu hỏi |
Dựa vào cách tiến hành sơ cứu chảy máu động mạch cánh tay (Hình 33.8).
Advertisements (Quảng cáo)
Câu 1.
Khi thực hiện buộc dây garo cần lưu ý:
- Vị trí buộc dây cao hơn vết thường về phía tim.
- Lực buộc đủ sức ép để cầm máu.
- Không được phép để garo lâu quá 1,5 - 2h, nếu lâu quá phần dưới garo sẽ bị hoại tử, vì vậy nên nới lỏng garo sau mỗi 1 giờ.
Câu 2.
Chỉ những vết thương chảy máu động mạch ở tay hoặc chân mới dùng biện pháp buộc dây garo vì tay và chân là những mô đặc nên biện pháp buộc dây garo mới có hiệu quả cầm máu.
Những vết thương chảy máu động mạch ở vị trí không phải tay, chân nên băng ép chặt vết thương và di chuyển tới cơ sở y tế nhanh chóng.