Mở đầu
Nước ta có nhiều loại đất khác nhau. Quá trình hình thành đất có liên quan đến nhiều nhân tố, trong đó các nhân tố tự nhiên như: địa hình, khí hậu,… có vai trò quan trọng. Vậy thổ nhưỡng Việt Nam có đặc điểm và giá trị sử dụng như thế nàoCâu hỏi Việc chống thoái hoá đất ở nước ta trở nên cấp thiết như thế nàoCâu hỏi
- Đặc điểm và giá trị sử dụng:
+ Thổ nhưỡng Việt Nam chịu ảnh hưởng của khí hậu, địa hình sâu sắc.
+ Trong đó, có 3 loại đất chính: Đất Fe-ra-lit, đất phù sa và đất mùn núi cao. Đây là các loại đất có vai trò đặc biệt quan trọng trong ngành nông nghiệp như: trồng rừng, trồng trọt và nơi cư trú cho con người.
- Việc chống thoái hóa đất trở nên cấp thiết:
+ Chống thoái hóa, sạt lở và xói mòn.
+ Chống nhiễm phèn, nhiễm mặn ở những vùng đất trũng ở đồng bằng sông Cửu Long.
Nhà nước đã đưa ra nhiều biện pháp chống thoái hóa và bảo vệ đất như: trồng rừng, sử dụng phân bón hữu cơ,…
Câu hỏi mục I
Đọc thông tin, hãy chứng minh tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng ở nước ta.
- Tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng ở nước ta thể hiện qua 3 quá trình:
+ Quá trình Fe-ra-lit: Là quá trình hình thành đất đặc trưng ở vùng nhiệt đới gió mùa. Khí hậu nhiệt đới gió mùa cùng với địa hình đồi núi dốc thuận lợi cho quá trình rửa trôi các chất ba-zơ và tích tụ ô-xit sắt, ô-xit nhôm => hình thành đất Fe-ra-lit.
+ Quá trình xói mòn - rửa trôi - tích tụ: trong điều kiện nhiệt độ cao và độ ẩm lớn => Đẩy nhanh quá trình xói mòn - rửa trôi. Vật liệu xói mòn và rửa trôi lắng đọng, tích tụ tại những vùng trũng thấp => Đất phù sa ở đồng bằng.
+ Quá trình thoái hóa đất: diễn ra chủ yếu ở khu vực đồi núi, do quá trình xói mòn và rửa trôi mạnh mẽ làm cho đất bị thoái hóa mạnh.
Câu hỏi mục II 1
Đọc thông tin và quan sát các hình từ 9.1 đến 9.3, hãy trình bày đặc điểm, sự phân bố và giá trị sử dụng của đất fe-ra-lit trong sản xuất nông, lâm nghiệp ở nước ta.
- Đặc điểm:
+ Đất fe-ra-lit chứa nhiều ô-xít sắt và ô-xít nhôm nên thường có màu đỏ vàng.
+ Đất có đặc tính chua, nghèo mùn, thoáng khí.
+ Mỗi loại đất fe-ra-lit có đặc điểm khác nhau, phụ thuộc vào thành phần đá mẹ. Trong đó, đất fe-ra-lit hình thành trên đá ba-dan và đất fe-ra-lit hình thành trên đá vôi có tầng đất dày, giàu mùn, ít chua và có độ phì cao.
- Phân bố: Nhóm đất fe-ra-lit phân bố chủ yếu trên địa hình đồi núi thấp ở nước ta. Nhóm đất này có diện tích lớn, chiếm khoảng 65 % diện tích tự nhiên của cả nước:
+ Đất fe-ra-lit hình thành trên đá ba-dan phân bố tập trung ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ;
+ Đất fe-ra-lit hình thành trên đá vôi phân bố chủ yếu ở Tây Bắc, Đông Bắc và Bắc Trung Bộ.
- Giá trị sử dụng:
+ Trong nông nghiệp: đất fe-ra-lit thích hợp với các loại cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, điều, chè,...). Ngoài ra, đất fe-ra-lit còn thích hợp để trồng các loại cây ăn quả (cam, nhãn, vải, na,...); cây lương thực (ngô, khoai, sắn) và các loại hoa.
+ Trong lâm nghiệp: đất fe-ra-lit được sử dụng để trồng rừng lấy gỗ (dổi, lát, keo,...); trồng các loại cây dược liệu (hồi, quế, sâm,...).
Câu hỏi mục II 2
Đọc thông tin và quan sát hình 9.1, các hình từ 9.4 đến 9.6, hãy trình bày đặc điểm sự phân bố và giá trị sử dụng của đất phù sa trong sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản ở nước ta.
♦ Đặc điểm:
- Hình thành ở nơi địa hình thấp, trũng do quá trình bồi tụ vật liệu mịn từ sông, biển.
- Đất phù sa có đặc tính tơi xốp, ít chua, giàu dinh dưỡng. Trong đó:
+ Đất phù sa sông thường có độ phì cao, khả năng giữ nước tốt;
+ Đất phù sa ven biển có độ mặn cao do ảnh hưởng của nước biển;
+ Đất phèn thường chua, khi ướt bị kết dính, khi khô dễ bị nứt nẻ, hàm lượng chất hữu cơ cao;
+ Đất cát biển thoáng khí, ít chua nhưng nghèo dinh dưỡng;
+ Đất xám trên phù sa cổ có khả năng thoát nước tốt, dễ bị bạc màu, khô hạn.
- Chiếm khoảng 24 % diện tích đất tự nhiên của cả nước.
- Phân bố chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng duyên hải miền Trung.
+ Ở đồng bằng sông Hồng, đất phù sa phân bố ở hai vùng: ngoài đê và trong đê.
+ Ở đồng bằng sông Cửu Long, đất phù sa sông phân bố chủ yếu ở ven sông Tiền và sông Hậu; đất phèn phân bố ở vùng trũng thấp; đất mặn phân bố ở vùng ven biển.
+ Ở các đồng bằng duyên hải miền Trung, đất cát tập trung chủ yếu ở vùng ven biển; đất phù sa sông phân bố ở các đồng bằng châu thổ nhỏ, hẹp.
♦ Giá trị sử dụng:
- Trong nông nghiệp: Mỗi loại đất phù sa có giá trị sử dụng khác nhau.
+ Đất phù sa sông ở các vùng đồng bằng châu thổ thích hợp với nhiều loại cây trồng, như: cây lương thực, cây hoa màu, cây ăn quả và cây công nghiệp hàng năm.
+ Ở các đồng bằng ven biển miền Trung, đất cát biển được sử dụng để trồng các loại cây công nghiệp hàng năm như: lạc, mía,...
+ Ở đồng bằng sông Cửu Long, đất phèn đã được cải tạo để trồng lúa, cây ăn; đất mặn được cải tạo để trồng các loại cây ngắn ngày.
- Trong thuỷ sản: Ở các vùng cửa sông, ven biển, đất mặn thuận lợi để phát triển mô hình rừng ngập mặn kết hợp với nuôi trồng thuỷ sản.
Câu hỏi mục II 3
Đọc thông tin và quan sát hình 9.1, hãy trình bày đặc điểm, sự phân bố của nhóm đất mùn núi cao ở nước ta.
Advertisements (Quảng cáo)
- Đặc điểm:
+ Hình thành trong điều kiện nhiệt độ thấp, độ ẩm lớn quanh năm nên quá trình phong hóa và phân giải các chất hữu cơ chậm.
+ Giàu mùn, thường có màu đen, nâu đen.
- Phân bố: Chiếm 11% diện tích đất tự nhiên, phân bố chủ yếu ở vùng núi có độ cao từ 1600 - 1700 m trở lên.
Câu hỏi mục III
Đọc thông tin và quan sát hình 9.7, hãy chứng minh tính cấp thiết của việc chống thoái hoá đất ở nước ta.
- Tính cấp thiết của việc chống thoái hóa đất:
+ Tình trạng phá rừng và tác động biến đổi khí hậu, việc sử dụng đất chưa hợp lí đã đẩy nhanh quá trình thoái hóa đất.
+ Hiện tượng sa mạc hóa, cát lấn ven biển; ngập úng, mặn hóa, phèn hóa ở đồng bằng trũng thấp và ô nhiễm đất do canh tác nông nghiệp và các hoạt động sản xuất.
- Biện pháp chống thoái hóa đất:
+ Thực hiện tốt các quy định về bảo vệ, phục hồi rừng tự nhiên và trồng rừng, tạo lớp phủ bảo vệ đất.
+ Thực hiện các biện pháp canh tác bền vững trên đất dốc, chống xói mòn, rửa trôi đất.
+ Thực hiện tốt việc sử dụng phân bón hữu cơ, đặc biệt là ở các vùng chuyên canh nông nghiệp, chống ô nhiễm đất.
+ Hoàn thiện và tăng cường năng lực của các công trình thuỷ lợi để cung cấp nước ngọt thường xuyên, đặc biệt là trong mùa khô, khắc phục tình trạng đất bị khô hạn, mặn hoá, phèn hoá.
Luyện tập 1
Hãy vẽ sơ đồ thể hiện các nhóm đất chính ở nước ta.
Luyện tập 2
Hoàn thành bảng theo mẫu vào vở ghi bài.
Nhóm đất |
Đặc điểm |
Phân bố |
Giá trị sử dụng |
Đất Fe-ra-lit |
- Thường có màu đỏ vàng. - Đất có đặc tính chua, nghèo mùn và thoáng khí. |
- Chiếm 65% diện tích đất tự nhiên. - Chủ yếu ở khu vực đồi núi thấp. |
- Trồng cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả. - Trồng rừng lấy gỗ, cây dược liệu. |
Đất phù sa |
- Hình thành nơi có địa hình thấp, trũng do quá trình bồi tụ của các vật liệu mịn từ sông, biển. - Đặc tính: tơi, xốp và giàu dinh dưỡng. |
- Chiếm 24% diện tích đất tự nhiên. - Chủ yếu ở vùng đồng bằng. |
- Thích hợp trồng nhiều loại cây: cây lương thực, cây ăn quả, cây công nghiệp hằng năm… - Đất mặn thích hợp để nuôi trồng thủy sản,… |
Vận dụng
Hãy tìm hiểu và thu thập thông tin về việc sử dụng các loại đất ở địa phương em. Theo em, cần có các biện pháp gì để bảo vệ và cải tạo tài nguyên đất.
(*) Tham khảo: Việc sử dụng đất ở thành phố Hà Nội
- Các loại đất: đất phù sa ngoài đê; đất phù sa trong đê; đất bạc màu; đất fe-ra-lít,…
- Cơ cấu sử dụng đất ở Hà Nội:
+ Đất nông nghiệp chiếm 58,7%.
+ Đất chủ yếu được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp như: trồng lúa, rau củ và cây ăn quả.
- Biện pháp bảo vệ và cải tạo:
+ Sử dụng hợp lí tài nguyên đất, sử dụng hợp lí phân bón hữu cơ.
+ Thực hiện tốt các quy định về bảo vệ, phục hồi rừng tự nhiên đối với một số huyện: Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, …