Câu hỏi mục 1 1
Trả lời câu hỏi mục 1 trang 14 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lý 8 KNTT
1. Khai thác hình 2.1 và thông tin trong mục, hãy nêu nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp dẫn tới sự bùng nổ Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII.
2. Hãy xác định trên lược đồ (tr.7) địa điểm diễn ra Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII.
- Bước 1. Quan sát hình 2.1, đọc thông tin mục 1
- Bước 2. Quan sát lược đồ tr.7, chỉ ra địa điểm diễn ra cuộc Cách mạng
1. Nguyên nhân dẫn đến cuộc Cách mạng tư sản Pháp
*Nguyên nhân sâu xa:
- Mâu thuẫn về kinh tế, chính trị, xã hội trong lòng chế độ phong kiến trở nên sâu sắc
+ Kinh tế: Nông nghiệp lạc hậu, công- thương nghiệp có bước phát triển. Quy định của phường hội kìm hãm sự phát triển của công, thương nghiệp
+ Chính trị, xã hội. Chế độ quân chủ chuyên chế lâm vào khủng hoảng. Xã hội chia 3 đẳng cấp (Quý tộc, Tăng lữ và Đẳng cấp thứ 3). Mẫu thuẫn giữa Quý tộc, Tăng lữ và Đẳng cấp thứ 3 sâu sắc
- Tiền đề tư tưởng cho cuộc cách mạng đã chuẩn bị sẵn sàng (Trào lưu triết học ánh sáng)
* Nguyên nhân trực tiếp
- Do số nợ Nhà nước vay của tư sản không trả được, vua tăng thuế
- Đời sống nhân dân cơ cực. Ngày 14-7-1789, cách mạng bùng nổ
2. Xác định vị trí cuộc Cách mạng tư sản Pháp trên lược đồ
Câu hỏi mục 2 2
Trả lời câu hỏi mục 2 trang 14 SGK Lịch sử và Địa Lí 8 KNTT
1. Hãy nêu kết quả của Cách mạng tư sản Pháp
2. Hãy cho biết ý nghĩa, tính chất, đặc điểm chính của Cách mạng tư sản Pháp
Đọc lại thông tin trong mục 2 (SGK - 14).
1. Kết quả của Cách mạng tư sản Pháp
- Lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập chế độ cộng hòa
- Giai cấp tư sản lên cầm quyền, xóa bỏ nhiều trở ngại cho sự phát triển của tư bản chủ nghĩa
2. Ý nghĩa, tính chất, đặc điểm chính
- Ý nghĩa
+ Ý nghĩa to lớn với nước Pháp và ảnh hưởng lớn đến nhiều nước trên thế giới
+ Để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho phong trào cách mạng. Tư tưởng Tự do, Bình đẳng, Bác ái được truyền bá rộng rãi.
- Tính chất: Cuộc cách mạng dân chủ tư sản điển hỉnh (vì thiết lập chế độ cộng hòa, tự do, dân chủ, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân, xóa bỏ phong kiến,…)
- Đặc điểm chính: Hình thức cuộc đấu tranh giai cấp, do giai cấp tư sản lãnh đạo, lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, bảo vệ Tổ quốc
Luyện tập 1
Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 14 SGK Lịch sử và Địa Lí 8 KNTT
Lập bảng so sánh điểm giống và khác nhau của Cách mạng tư sản Anh, Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ, Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII về: nguyên nhân, kết quả, tính chất, ý nghĩa, đặc điểm chính.
Đọc lại kiến thức bài 1, kết hợp kiến thức bài 2
Đặc điểm |
Cách mạng tư sản Anh |
Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ |
Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII |
|
Giống nhau |
Đánh đổ chế độ phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển |
|||
Advertisements (Quảng cáo) Khác nhau |
Nguyên nhân |
- Sự thay đổi về kinh tế, mâu thuẫn xã hội gay gắt giữa các giai cấp (quý tộc mới >< chế độ quân chủ; nông dân >< địa chủ) - Năm 1640, Vua Sác-lơ I triệu tập Quốc hội nhằm tăng thêm các khoản thuế - Tháng 8 – 1642, vua tuyên chiến với Quốc hội, cách mạng bùng nổ |
- Sự phát triển kinh tế ở 13 bang thuộc địa làm sâu sắc hơn mâu thuẫn thuộc địa với đế quốc -> đấu tranh lật đổ ách thống trị của thực dân Anh |
- Kinh tế nông nghiệp lạc hậu, công thương nghiệp phát triển. + Chế độ quân chủ chuyên chế, đẳng cấp nặng nề; dẫn đến mâu thuẫn xã hội gay gắt. + Trào lưu triết học Ánh sáng dọn đường. - Đời sống nhân dân cơ cực. Ngày 14-7-1789, cách mạng bùng nổ |
Kết quả |
Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển |
- Lật đổ ách thống trị của thực dân Anh - Hợp chúng quốc Mỹ ra đời, mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển |
- Lật đổ nền quân chủ chuyên chế, thủ tiêu tàn dư phong kiến, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. |
|
Tính chất |
Cách mạng tư sản không triệt để |
Cách mạng tư sản không triệt để |
Cách mạng tư sản triệt để |
|
Ý nghĩa |
Mở ra thời kì thắng lợi của chế độ tư hữu tư bản đối với chế độ phong kiến |
Có ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh giành độc lập của nhiều nước vào cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX |
- Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. - Chế độ phong kiến bị lung lay ở khắp châu Âu. - Mở ra thời đại mới của chủ nghĩa tư bản trên thế giới. |
|
Đặc điểm chính |
Diễn ra dưới hình thức nội chiến |
Là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc |
Diễn ra dưới hình thức là cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt |
Luyện tập 2
Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 14 SGK Lịch sử và Địa Lí 8 KNTT
Có ý kiến cho rằng: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là một cuộc đại cách mạng. Em đồng ý với ý kiến đó khôngCâu hỏi Vì saoCâu hỏi
Đọc lại kiến thức về kết quả, tính chất của Cách mạng tư sản Pháp để chứng minh
Em đồng ý với ý kiến Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là một cuộc đại cách mạng vì
Cuộc cách mạng đã hoàn thành nhiệm vụ của một cuộc cách mạng tư sản triệt để. Xóa bỏ mọi tàn tích phong kiến, thống nhất được thị trường dân tộc, bảo vệ được nền dân chủ tư sản, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân và ban bố các quyền tự do dân chủ, xóa bỏ chế độ đẳng cấp .
-> Cách mạng Pháp đã dẫn tới hình thành một quốc gia thống nhất, một thị trường dân tộc thống nhất, tạo điều kiện cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
Vận dụng 1
Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 14 SGK Lịch sử và Địa Lí 8 KNTT
Tìm hiểu thông tin từ sách, báo và internet, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 dòng) giới thiệu về sự liên quan của Quốc kì, Quốc ca nước Pháp hiện nay với Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII và ý nghĩa của điều này.
Tìm kiếm thông tin từ các phương tiện như sách, báo, internet
Quốc kỳ của Pháp ra đời trong cuộc Cách mạng năm 1789, khi dân quân mở cuộc tấn công phá ngục Ba-xti ở Paris. Lúc bấy giờ quân lính cách mạng đầu đội mũ xanh dương - đỏ - trắng và lá cờ cũng lấy ba màu đó làm nền. Ba màu xanh, trắng, đỏ trên Quốc kỳ là sự kết hợp giữa màu xanh, đỏ của lá cờ nhân dân Pari cùng với màu trắng với ý nghĩa hoàng gia và nhân dân sẽ luôn đồng hành cùng nhau trên con đường phía trước. Hơn hết,Pháp cũng còn có khẩu hiệu rất nổi tiếng đó là: Liberté - Égalité - Fraternité, nghĩa là Tự do - Bình đẳng - Bác ái, khẩu hiệu này cũng thể hiện rõ trên màu cờ nước Pháp: màu xanh tượng trưng cho màu hòa bình, sự tự do và hy vọng, màu trắng là màu trong sáng, công lý công bằng, màu đỏ là máu của những người ngã xuống để giữ đất nước, cũng là biểu trưng cho sự bác ái, yêu thương con người.
Quốc ca của nước Pháp cũng là một minh chứng của lịch sử. Được sáng tác năm 1792, trong khoảng thời gian lực lượng bên trong và bên ngoài tăng cường chống phá cuộc cách mạng, đặc biệt là quân Phổ. Trước tình hình đó, ngày 11-7-1792, Quốc hội tuyên bố “Tổ quốc lâm nguy”, ra sắc lệnh động viên quân tình nguyện. Hưởng ứng lời kêu gọi ấy, hàng vạn quần chúng đã tiến về Pa-ri, hát vang bài hát “Mácxâye” đầy khí thế chiến đấu, bài hát này sau đã trở thành Quốc ca của nước Pháp.