Trang chủ Lớp 8 SGK Lịch sử và Địa lí lớp 8 - Kết nối tri thức Bài 5. Cuộc xung đột Nam – Bắc triều và Trịnh –...

Bài 5. Cuộc xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn - Lịch sử và Địa lý 8 Kết nối tri thức: Khai thác tư liệu 1 và thông tin trong mục...

Phân tích và lời giải bài 5. Cuộc xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn - SGK Lịch sử và Địa lý 8 Kết nối tri thức - Bài 5. Cuộc xung đột Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn. Khai thác tư liệu 1 và thông tin trong mục, hãy trình bày những nét chính về sự thành lập của Vương triều Mạc. Hãy tóm tắt nét chính về hệ quả của cuộc xung đột Nam – Bắc triều...

Câu hỏi mục 1 1

Trả lời câu hỏi mục 1 trang 24 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lý 8 KNTT

Khai thác tư liệu 1 và thông tin trong mục, hãy trình bày những nét chính về sự thành lập của Vương triều Mạc.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc lại kiến thức mục 1 và khai thác thông tin tư liệu 1

Answer - Lời giải/Đáp án

Sự thành lập của Vương triều Mạc

- Đầu thế kỉ XVI, nhà Lê khủng hoảng

- Sự tranh chấp quyền lực diễn ra quyết liệt. Mạc Đăng Dung lợi dụng xung đột giữa các phe phái, tiêu diệt thế lực đối địch, thâu tóm quyền hành

- Năm 1527, Mạc Đăng Dung ép vua Lê nhường ngôi, lập ra triều Mạc


Câu hỏi mục 2 1

Trả lời câu hỏi 1 mục 2 trang 25 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lý 8 KNTT

Hãy giải thích nguyên nhân bùng nổ cuộc xung đột Nam – Bắc triều

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kiến thức mục 2

Answer - Lời giải/Đáp án

Nguyên nhân bùng nổ cuộc xung đột Nam – Bắc triều

- Nhà Mạc thành lập năm 1527

- Bộ phận quan lại trung thành với nhà Lê ra sức chống phá. Năm 1533, Nguyễn Kim vào Thanh Hóa lấy danh nghĩa “Phù Lê diệt Mạc” lập một người con của vua Lê lên ngôi, thiết lập Nam triều (phân biệt với Bắc triều của nhà Mạc ở phía Bắc)

-> Xung đột trong 60 năm


Câu hỏi mục 2 2

Trả lời câu hỏi mục 2 trang 25 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lý 8 KNTT

Hãy tóm tắt nét chính về hệ quả của cuộc xung đột Nam – Bắc triều

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kiến thức mục 2

Answer - Lời giải/Đáp án

Nét chính về hệ quả

- Đất nước bị chia cắt

- Vùng Thanh – Nghệ và đồng bằng Bắc Bộ đều là chiến trường

- Làng mạc bị tàn phá, sản xuất đình trệ, trao đổi buôn bán gặp nhiều khó khăn,…


Câu hỏi mục 3 1

Trả lời câu hỏi 1 mục 3 trang 26 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lý 8 KNTT

Khai thác tư liệu 3 và thông tin trong mục, hãy giải thích nguyên nhân dẫn đến cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kiến thức mục 3 và khai thác thông tin trong tư liệu 2

Answer - Lời giải/Đáp án

Nguyên nhân bùng nổ cuộc xung đột Trịnh Nguyễn

- Năm 1545, Nguyễn Kim chết, con rể Trịnh Kiểm lên thay, nắm toàn bộ binh quyền

- Người con trai thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng xin vào trấn thủ đất Thuận Hóa, tìm cách gây dựng sự nghiệp, dần cắt đứt quan hệ lệ thuộc với họ Trịnh

- Năm 1627, xung đột bùng nổ


Câu hỏi mục 3 2

Trả lời câu hỏi 2 mục 3 trang 26 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lý 8 KNTT

Hãy nêu hệ quả của cuộc xung đột Trịnh – Nguyễn

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kiến thức mục 3 và khai thác thông tin trong tư liệu 2

Answer - Lời giải/Đáp án

Hệ quả

Advertisements (Quảng cáo)

- 7 lần giao chiến, toàn bộ vùng đất Quảng Bình, Hà Tĩnh trở thành chiến trường ác liệt

- Hai bên lấy sông Gianh (Quảng Bình) làm ranh giới, đất nước bị chia cắt thành Đàng Trong và Đàng Ngoài

- Ở Đàng Ngoài, hình thành cục diện “vua Lê – chúa Trịnh”

- Đàng Trong, có sự cầm quyền của “chúa Nguyễn”

- Cuộc xung đột kéo dài làm suy kiệt sức người, sức của, tàn phá đồng ruộng,…chia cắt đất nước, ảnh hưởng đến sự phát triển của quốc gia – dân tộc


Luyện tập 1

Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 26 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lý 8 KNTT

Hãy lập và hoàn thành bảng hệ thống (theo gợi ý dưới đây) về các cuộc xung đột Nam – Bắc triều và Trịnh – Nguyễn

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Tổng hợp kiến thức mục 1 và mục 2

Answer - Lời giải/Đáp án

Nội dung

Xung đột Nam – Bắc triều

Xung đột Trịnh – Nguyễn

Người đứng đầu

Mạc Đăng Dung – Nguyễn Kim

Trịnh Kiểm – Nguyễn Hoàng

Nguyên nhân

Nhà Lê suy yếu, sự tranh chấp giữa các phe phái phong kiến diễn ra quyết liệt

- 1527 Mạc Đăng Dung lập nhà Mạc (Bắc triều).

- 1533 Nguyễn Kim lập Nam triều

Mâu thuẫn giữa Trịnh Kiểm và Nguyễn Hoàng

Thời gian

Năm 1527-1592

Năm 1627 - 1672

Hệ quả

- Đất nước bị chia cắt

- Vùng Thanh – Nghệ và đồng bằng Bắc Bộ đều là chiến trường

- Làng mạc bị tàn phá, sản xuất đình trệ, trao đổi buôn bán gặp nhiều khó khăn,…

- Cuộc xung đột kéo dài làm suy kiệt sức người, sức của, tàn phá đồng ruộng,…chia cắt đất nước, ảnh hưởng đến sự phát triển của quốc gia – dân tộc


Vận dụng 1

Trả lời câu hỏi Vận dụng 1 trang 26 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lý 8 KNTT

Giả sử là một người dân sống ở thế kỉ XVI – XVII, em hãy đưa ra ít nhất một lí do phản đối các cuộc xung đột Nam – Bắc triều và Trịnh – Nguyễn

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Dựa vào kiến thức hệ quả của các cuộc xung đột

Answer - Lời giải/Đáp án

Gợi ý

- Các cuộc xung đột của các thế lực tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau

- Bộ phận chịu ảnh hưởng trực tiếp là người dân lao động

- Khi có các cuộc chiến, người dân sẽ cuốn theo dòng xoáy của chiến tranh, các công trình làng mạc bị phá hủy, kinh tế đình trệ, chia cắt đất nước,…. ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của quốc gia - dân tộc


Vận dụng 2

Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 26 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lý 8 KNTT

Tìm hiểu thông tin từ sách, báo, internet về di tích Lũy Thầy và sông Gianh (Quảng Bình), hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 7 – 10 dòng) về cuộc xung đột Trịnh Nguyễn

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Tìm kiếm thông tin trên các kênh

Answer - Lời giải/Đáp án

Trong lịch sử, sông Gianh là ranh giới phân chia Đàng Trong với Đàng Ngoài, thời Trịnh - Nguyễn phân tranh. Bờ bắc sông có chợ Ba Đồn là nơi quân Trịnh mua đồ ăn uống và trao đổi hàng hóa. Bờ nam sông có một số thành lũy của nhà Nguyễn như luỹ Thầy dài 18 km do quan Đào Duy Từ chỉ huy xây dựng Lũy Thầy được xây nhằm bảo vệ Đàng Trong (Lãnh thổ Đại Việt cho Chúa Nguyễn đứng đầu ranh giới từ sông Giang trở vào Nam). Trước sự tấn công của chúa Trịnh ở Đàng ngoài, Lũy Thầy đã đóng vai trò cực kỳ quan trọng, trong việc bảo vệ chúa Nguyễn giữ vững cơ đồ; và sự nghiệp Đàng Trong trong gần 50 năm giao tranh ác liệt với chúa Trịnh từ năm 1627-1672.

Advertisements (Quảng cáo)