Lập và hoàn thành bảng hệ thống (theo gợi ý dưới đây) về quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và cuộc kháng chiến chống xâm lược của nhân dân ta (1858-1884).
Tổng hợp kiến thức mục 1, 2
Giai đoạn |
Quá trình thực dân Pháp xâm lược |
Thái độ và đối sách của triều đình Huế |
Thái độ và hành động của nhân dân |
Kết quả, ý nghĩa |
|
1858-1873 |
1858 |
Ngày 1/9, liên quân Pháp – Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng |
Nguyễn Tri Phương chỉ huy kháng cự quyết liệt |
Phối hợp với quân triều đình |
Bước đầu làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh”của Pháp |
1859-1861 |
- 1859, kéo vào Gia Định - 1860, Pháp chỉ để lại khoảng 1.000 quân làm nhiệm vụ canh giữ phòng tuyến dài khoảng 10 km ở Gia Định. - 1861, Pháp quay lại tấn công Đại đồn Chí Hòa |
- Chống trả yếu ớt rồi tan rã - Nguyễn Tri Phương chỉ huy quân dân, xây dựng Đại đồn Chí Hoà và tổ chức phòng thủ. - Đại đồn thất thủ |
- Tự động nổi lên đánh giặc - Phong trào kháng chiến của nhân dân vẫn tiếp diễn sôi nổi. Nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy chiếc tàu Ét-pê-răng (Hi Vọng) của quân Pháp trên sông Nhật Tảo (12-1861). |
- Triều đình không chủ động tấn công, nghiêng về phòng thủ, Pháp nhanh chóng hạ được Đại đồn Chí Hòa |
|
1862 |
Ngày 24 – 2, đại quân Pháp lần lượt chiếm các tỉnh Gia Định, Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long. |
Triều đình Nguyễn kí với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất. |
Tiếp tục kháng chiến |
Hiệp ước đi ngược lại với ý chí dân tộc, tạo điều kiện cho Pháp thực hiện quá trình xâm lược |
|
1862- 1867 |
Năm 1867, đánh chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì |
Advertisements (Quảng cáo) Tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa, ngăn cản phong trào kháng chiến |
Tiếp tục kháng chiến: Nghĩa quân của Trương Định, một số nhà nho như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị,... đã dùng thơ văn lên án tội ác của giặc và chế giễu bọn tay sai bán nước, ca ngợi gương chiến đấu hi sinh của nghĩa quân. |
Nhân dân vừa chống Pháp xâm lược vừa chống 1 bộ phận phong kiến đầu hàng |
|
1873 |
- Cuối năm 1873: Cử Gác-ni-ê ra Bắc chiếm Hà Nội và nhiều nơi ở phía Bắc |
Tổng đốc Nguyễn Tri Phương anh dung chống cự, nhưng không giữ được thành |
- Kháng chiến ở nhiều nơi - Ngày 20/11, quân triều đình phối hợp với quân Cờ Đen của Lưu Vĩnh Phúc phục kích tại Cầu Giấy, giết chết tướng giặc Gác-ni-ê |
- Chiến thắng Cầu Giấy, Pháp hoang mang, lo sợ |
|
1873-1884 |
1874 |
- Năm 1874: Kí Hiệp ước Giáp Tuất |
- Kí với Pháp Hiệp ước Giáp Tuất |
- Chính thức nhượng 6 tỉnh Nam Kì cho Pháp |
|
1882 |
- Lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất, quân Pháp do H. Ri-vi-e cầm đầu đã đổ bộ lên Hà Nội - Trưa ngày 3-4, Pháp chiếm thành Hà Nội. Mở rộng đánh chiếm Bắc Kì |
- Quân ta anh dũng chống trả nhưng thất bại. Triều đình lo sợ, cử người đi cầu cứu nhà Thanh. - Quân triều đình hầu như tan rã |
Những người dân yêu nước vẫn kiên cường chiến đấu. |
||
1883 |
- Ngày 19 – 5, một cánh quân Pháp do H. Ri-vie chỉ huy đánh ra Cầu Giấy. |
Quân ta tổ chức phục kích, tiêu diệt H. Ri-vi-e và nhiều lính Pháp, Chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai |
Chiến thắng Cầu Giấy lần hai gây được tiếng vang lớn, Pháp hoang mang, cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân dân ta |
||
- Chiều 18-8, quân Pháp tấn công Thuận An |
hoảng hốt cử người tới điều đình và đã kí với đại diện của Pháp Hiệp ước Hắc-măng do Pháp thảo sẵn. |
Tiếp tục chiến đấu chống Pháp |
|||
1884 |
Ngày 6-6, kí Hiệp ước Pa-tơ-nốt |
Hoàn toàn đầu hàng |
Tiếp tục nổi dậy kháng chiến ở khắp nơi |
Chính thức thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Việt Nam |