Trang chủ Lớp 8 SGK Lịch sử và Địa lí lớp 8 - Kết nối tri thức Câu hỏi mục 1b trang 62 Lịch sử và Địa lý 8...

Câu hỏi mục 1b trang 62 Lịch sử và Địa lý 8 Kết nối tri thức: Hãy trình bày diễn biến chính, nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng Tân Hợi, Khai thác tư liệu 1 và thông tin trong mục...

Xem lại kiến thức mục 1b. Hướng dẫn cách giải/trả lời Câu hỏi mục 1b trang 62 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lý 8 Kết nối tri thức - Bài 14. Trung Quốc và Nhật Bản từ nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.

1. Hãy trình bày diễn biến chính, nguyên nhân thắng lợi của Cách mạng Tân Hợi,2. Khai thác tư liệu 1 và thông tin trong mục, em hãy cho biết ý nghĩa lịch sử và một số hạn chế của Cách mạng Tân Hợi.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Xem lại kiến thức mục 1b

Answer - Lời giải/Đáp án

1.

*Diễn biến chính

- Tháng 5 – 1911, chính quyền Mãn Thanh ra Sắc lệnh “Quốc hữu hoá đường sắt”, trao quyền kinh doanh đường sắt cho các nước đế quốc, bán rẻquyền lợi dân tộc.

- Ngày 10 – 10 – 1911, cách mạng bùngnổ và giành thắng lợi ở Vũ Xương, sau đó lanrộng ra các tỉnh miền Nam và miền Trung.

- Cuối tháng 12 – 1911,Trung Hoa Dân quốc đượcthành lập; Tôn Trung Sơn đượcbầu làm Tổng thống lâm thời.

- Sau khi vua Thanh thoái vị, Tôn Trung Sơnbuộc phải từ chức vào tháng 2 – 1912,Viên Thế Khải tuyên thệ nhậm chứcTổng thống. Cách mạng chấm dứt.

Advertisements (Quảng cáo)

* Nguyên nhân thắng lợi

- Có sự lãnh đạo của giai cấp tư sản, đứng đầu là Tôn Trung Sơn với cương lĩnh “Dân tộc độc lập,dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”, tiến tới một nước Trung Hoa dân chủ, phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa

- Sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân.

2.

* Ý nghĩa lịch sử

- Kết thúc nền thống trị mấy nghìn năm của chế độ phong kiến Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản ở nước này phát triển.

- Cuộc cách mạng xã hội và nhất là tư tưởng của Tôn Trung Sơn có ảnh hưởng nhất định đến nhiều nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

* Hạn chế

- Không xóa bỏ triệt đề giai cấp phong kiến

- Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân, không chống lại các nước đế quốc xâm lược.