Trang chủ Lớp 8 SGK Lịch sử và Địa lí lớp 8 - Kết nối tri thức Câu hỏi mục 1b trang 78 Lịch sử và Địa lý 8...

Câu hỏi mục 1b trang 78 Lịch sử và Địa lý 8 Kết nối tri thức: Khai thác hình 174, hãy mô tả không khí buổi lễ suy tôn Trương Định...

Khai thác hình 17.4 và thông tin trong mục 1b. Hướng dẫn giải Câu hỏi mục 1b trang 78 sách giáo khoa Lịch sử và Địa lý 8 Kết nối tri thức - Bài 17. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ năm 1858 đến năm 1884.

1. Khai thác hình 174, hãy mô tả không khí buổi lễ suy tôn Trương Định.

2. Nêu khái quát cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Kì từ năm 1862 đến năm 1874.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Khai thác hình 17.4 và thông tin trong mục 1b

Answer - Lời giải/Đáp án

1. Mô tả không khí buổi lễ suy tôn Trương Định

- Ngày 5 tháng 6 năm 1862, triều đình Huế đã phản bội lại quyền lợi của nhân dân, ký kết Hiệp ước Nhâm Tuất với Pháp. Triều đình Huế buộc Trương Định ngừng bắn, giải tán nghĩa quân và bắt ông nhận chức lãnh binh tỉnh An Giang thuộc miền Tây Lục tỉnh. Nhưng Trương Định chống lại lệnh của triều đình ở lại Gò Công cùng nhân dân kháng chiến. Trong tình thế ấy chính nhân dân và nghĩa quân đã tôn Trương Định làm Bình Tây Đại Nguyên soái.

- Không khí buổi suy tôn rất trang nghiêm, đông đảo người dân tham dự, có người già và những người trẻ tuổi, thể hiện sự đồng lòng, nhất trí và tinh thần đánh giặc của nhân dân

2. Khái quát cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Kì từ năm 1862 đến năm 1874.

- Sau Hiệp ước Nhâm Tuất

- Triều đình: tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởinghĩa của nông dân ở Bắc Kì và Trung Kì, ngăn cản phong trào kháng chiến của nhândân ở Nam Kì

- Pháp: Năm 1867, thực dân Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì

- Nhân dân: Tiếp tục kháng chiến

+ Nghĩa quân của Trương Định, một số nhà nho như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị,... đã dùng thơ văn lên án tội ác của giặc và chế giễu bọn tay sai bán nước, ca ngợi gươngchiến đấu hi sinh của nghĩa quân.

+ Ở miền Đông, phong trào kháng chiến tiếp tục bùng nổ trở lại