1. Có ý kiến cho rằng: Triều đình nhà Nguyễn phải chịu toàn bộ trách nhiệm trong việc để mất nước. Em đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?
2. Tìm hiểu thông tin từ sách, báo, internet, hãy viết bài giới thiệu hoặc làm thẻ nhớ về một nhân vật lịch sử tiêu biểu trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858 – 1884) mà em yêu thích nhất theo dàn ý sau:
– Đóng góp/vai trò của nhân vật trong cuộc kháng chiến.
– Địa danh, công trình hiện nay liên quan đến nhân vật mà em biết.
– Bài học mà em học được từ nhân vật.
- Xem lại cuộc kháng chiến của triều đình
- Tìm hiểu thông tin từ sách, báo, internet,…
1. Gợi ý
Em đồng ý với ý kiến đó vì
- Trước nguy cơ bị xâm lược, nhà Nguyễn vẫn tiếp tục thực hiện các chính sách làm cho đất nước bị suy yếu
- Khi có chiến tranh, nhà Nguyễn chậm trễ, do dự, không quyết tâm kháng chiến, không có đường lối kháng chiến
- Tổ chức đánh Pháp nặng về đường lối phòng thủ, từ bỏ con đường đấu tranh vũ trang, đi theo con đường thương lượng để bảo vệ quyền lợi dân tộc, từng bước để nước ta rơi vào tay Pháp
Advertisements (Quảng cáo)
- Triều đình phản bội cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta, ra lệnh bãi binh, ngăn cản các phong trào đấu tranh của nhân dân
- Đặt quyền lợi dân tộc lên hàng đầu, không chú ý tìm kiếm các biện pháp tích cực để bảo vệ độc lập. Vì thế đã khước từ các cải cách tiến bộ, làm cho đất nước ngày càng lún sâu vào thất bại
2. Giới thiệu về Nguyễn Đình Chiểu
Cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu (1822—1888), về phương diện chủ quan cũng như khách quan, đều có những điểm hết sức đặc biệt, ông sống trong một giai đoạn nước nhà cố những cơn nguy biến lớn, ở vào một bước gay go của lịch sử. Nhân dân ta tiến hành một cuộc chiến đấu quyết liệt chống kẻ thù, những giai cấp phong kiến mục nát nhà Nguyễn từng bước đầu hàng thực dân Pháp.
Vì mù lòa, Nguyễn Đình Chiểu không thể dùng gươm, ông đã dùng bút để chống giặc. Với ngòi bút, nhà thơ mù đã trực tiếp đánh giặc suốt đời mình. Có thể nói trong cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu, bao nhiêu đau khổ của con người đã dồn vào một con người, trong một hoàn cảnh đau khổ nhất của đất nước.
Đau lòng trước cảnh nước nhà bị chia cắt, ông viết nên những câu rất thống thiết xót xa, thể hiện lòng người dân ước mơ nước nhà được giải phóng và thống nhất:
Sự thề hãy bên Hồ bên Hán, bao giờ về một mối xa thư ;
Phong cương còn nửa Tống nửa Liêu, đâu nỡ hại một tay tướng soái.
Vì ai khiến dưa chia khăn xé, nhìn giang sơn ba tỉnh luống thềm buồn;
Biết thuở nào cờ phất trống rung, hỡi nhật nguyệt hai vầng sao chẳng đoái.
(Văn tế Trương Định)
Những tác phẩm của ông nói lên hình ảnh của những người nông dân đứng lên chống Pháp, những người anh hung, những lãnh tụ nghĩa binh với những câu thơ đầy tính ngợi ca những người anh hùng.
Hiện nay có rất nhiều địa danh, công trình mang tên ông như chợ Nguyễn Đình Chiểu (TP.HCM), trường THPT Nguyễn Đình Chiểu (Tiền Giang), đường Nguyễn Đình Chiểu (Bến Tre), Khu di tích lịch sử Mộ và khu tưởng niệm Nguyễn Đình Chiểu (Bến Tre),…