Trang chủ Lớp 8 Soạn văn 8 Cánh diều chi tiết Bài thơ gắn với phong tục gì của người Việt? Nội dung...

Bài thơ gắn với phong tục gì của người Việt? Nội dung phong tục ấy được thể hiện như thế nào trong tác phẩm này?...

Đọc kĩ bài thơ và trả lời câu hỏi Lời Giải soạn văn Câu 2 trang 41 SGK Ngữ văn 8 tập 2, Câu hỏi cuối bài 2 - Mời trầu, Bài 7. Thơ Đường luật Soạn văn 8 - Cánh diều.

Câu 2 (trang 41, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Bài thơ gắn với phong tục gì của người Việt? Nội dung phong tục ấy được thể hiện như thế nào trong tác phẩm này?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ bài thơ và trả lời câu hỏi

Answer - Lời giải/Đáp án

Cách 1

- Bài thơ gắn với phong tục: ăn trầu, mời trầu.

- Nội dung phong tục ấy được thể hiện qua hai câu thơ đầu của bài thơ. Hai câu thơ là lời mời trầu đầy hóm hỉnh:

“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi,

Này của Xuân Hương mới quệt rồi”.

Cách 2:

- Phong tục: ăn trầu, mời trầu.

- Nội dung phong tục được thể hiện qua hai câu thơ đầu.

Cách 3:

Advertisements (Quảng cáo)

– Bài thơ gắn với phong tục ăn trầu của người Việt.

– Nội dung phong tục ấy đã được Hồ Xuân Hương thể hiện chỉ tiết trong bài thơ qua những đồ vật, thao tác gắn liền với việc thực hành phong tục đó.

+ Quả cau: Cau được hái về, bổ dọc ra làm bốn miếng, phơi héo hoặc để tươi. Lá trầu: Trầu được hái về, rửa sạch, thường được cắt dọc làm hai mảnh. Vôi đã được tôi để trong bình.

+ Người têm trầu quệt vôi vào lá trầu. Cuộn miếng cau vào lá trầu đã quệt vôi, tết lại thành hình “sâu kèn” hoặc hình “cánh phượng”, cho vào miệng nhai. Trong quá trình nhai trầu (ăn trầu), các thành phần trong miếng trầu hoà quyện vào nhau thành một khối có màu đỏ thắm.

+ Khi gặp nhau hoặc tiếp khách, người Việt thường mời nhau ăn trầu, thể hiện tình nghĩa và sự hiếu khách: “Miếng trầu là đầu câu chuyện”.

+ Trong hôn nhân: Đồ sắm lễ của nhà trai đem tới nhà gái luôn phải có trầu cau, thể hiện sự gắn bó keo sơn khi thành vợ chồng.

Vì vậy, nếu một người con trai hoặc một người con gái đến tuổi thành niên, khi nhận trầu mời từ người khác, thường ngụ ý đã nhận tình cảm của người đó và mong muốn tiến đến hôn nhân.

Cách 4:

- Bài thơ gắn với phong tục: “Miếng trầu là đầu câu chuyện”.

- Nội dung phong tục ấy được thể hiện qua hai câu thơ đầu của bài thơ. Hai câu thơ là lời mời trầu đầy hóm hỉnh:

“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi,

Này của Xuân Hương mới quệt rồi”.

Không phải là cau vàng, trầu quế mà chỉ là “Quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi”. Một cách nói khiêm nhường, tình tứ. Câu thứ hai “Này của Xuân Hương mới quệt rồi”, cũng chỉ là cách xưng hô thân mật, vồn vã, chân thành đối với khách. Miếng trầu “Mới quệt rồi” là miếng trầu tươi ngon dùng để biểu lộ một tấm lòng chân thành, hiếu khách.