Trang chủ Lớp 8 Soạn văn 8 Cánh diều chi tiết Chỉ ra sự giống nhau và khác nhau về thể thơ, đề...

Chỉ ra sự giống nhau và khác nhau về thể thơ, đề tài...

Đọc kĩ cả hai văn bản Lời Giải soạn văn Câu 6 trang 42 SGK Ngữ văn 8 tập 1, Câu hỏi cuối bài 6 - Mời trầu, Bài 7. Thơ Đường luật Soạn văn 8 - Cánh diều.

Câu 6 (trang 42, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Chỉ ra sự giống nhau và khác nhau về thể thơ, đề tài, thái độ của tác giả được thể hiện trong bài thơ Mời trầu của Hồ Xuân Hương với bài ca dao sau:

Miếng trầu ăn kết làm đôi

Lá trầu là vợ, cau tươi là chồng

Trầu xanh, cau trắng cay nồng

Vôi pha với nghĩa, thuốc nồng với duyên

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc kĩ cả hai văn bản

Answer - Lời giải/Đáp án

Cách 1

- Bài thơ Mời trầu của nhà thơ Hồ Xuân Hương và bài ca dao khác nhau về thể thơ: Bài thơ mời trầu là thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật; Bài ca dao là thơ lục bát.

- Đề tài của hai bài cũng tương đối giống nhau: Đều nói về tình yêu đôi lứa.

- Thái độ của tác giả:

+ Bài ca dao: vui mừng trước tình yêu đôi lứa.

+ Bài thơ mời trầu: bày tỏ thái độ không đồng tình trước sự bội bạc, bạc bẽo.

Cách 2:

Advertisements (Quảng cáo)

Mời trầu

Bài ca dao

Đề tài

Đều nói về tình yêu đôi lứa

Thể thơ

Thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

Thơ lục bát

Thái độ

Bày tỏ thái độ không đồng tình trước sự bội bạc, bạc bẽo.

Vui mừng trước tình yêu đôi lứa

Cách 3:

Đây là một bài ca dao hay và có ý nghĩa xã hội sâu sắc. Là một tác phẩm dân gian, không có tác giả cụ thể, đáp ứng đời sống tâm hồn của nhiều người nên giữa bài ca dao và bài thơ của Hồ Xuân Hương có những điểm giống và khác biệt như sau:

– Giống nhau: Đều qua tục ăn trầu với những thao tác như tâm trầu, ăn trầu để nói về chuyện tình cảm.

– Khác nhau:

+ Bài ca dao được lưu truyền trong dân gian bằng thơ lục bát, một thể thơ phổ biến của ca dao, dân ca. Bài thơ của Hồ Xuân Hương được viết bằng chữ Nôm, thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

+ Tuy cùng nói về chuyện tình cảm nhưng bài thơ của Hồ Xuân Hương nói về tình yêu nam nữ để tiến đến hôn nhân, còn bài ca dao nói về chuyện hôn nhân vợ chồng. Cũng nói về duyên nhưng bài ca dao nói đến duyên vợ chồng gắn bó, keo sơn; còn duyên trong bài thơ của Hồ Xuân Hương là quan hệ giữa chàng trai và cô gái nên nó cũng có thể trở nên vô duyên nếu đối phương trong tình yêu là kẻ “xanh như lá, bạc như vôi”.

Advertisements (Quảng cáo)