Trang chủ Lớp 8 Soạn văn 8 Cánh diều chi tiết Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép so sánh, phép...

Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép so sánh, phép đối, cách sử dụng câu văn biền ngẫu có trong đoạn trích. Tìm phép đối, phép so sánh...

Tìm phép đối, phép so sánh, cách sử dụng câu văn biền ngẫu và phân tích tác dụng Lời Giải soạn văn Câu 4 trang 116 SGK Ngữ văn 8 tập 1, Câu hỏi cuối bài 4 - Nước Đại Việt ta, Bài 5: Nghị luận xã hội Soạn văn 8 - Cánh diều.

Câu 4 (trang 116, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép so sánh, phép đối, cách sử dụng câu văn biền ngẫu có trong đoạn trích.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Tìm phép đối, phép so sánh, cách sử dụng câu văn biền ngẫu và phân tích tác dụng

Answer - Lời giải/Đáp án

Cách 1

Việc sử dụng các câu văn biền ngẫu sóng đôi, cân xứng cùng với biện pháp so sánh (Triệu, Đinh, Lí, Trần so sánh với Hán, Đường, Tống, Nguyên) đã có tác dụng nâng vị thế của các triều đại nước ta ngang hàng với các triều đại Trung Hoa.

Lời văn ngắn gọn, ý tứ phong phú, lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén càng làm tăng thêm tính chân thực và thuyết phục cho bài thơ.

Cách 2:

Các câu văn biền ngẫu sóng đôi, cân xứng cùng với biện pháp so sánh (Triệu, Đinh, Lí, Trần - Hán, Đường, Tống, Nguyên)

=> Nâng vị thế của các triều đại nước ta ngang hàng với các triều đại Trung Hoa.

Cách 3:

+ Phép so sánh: Như nước Đại Việt ta từ trước/ vốn xưng nền văn hiến đã lâu.

+ Phép đối, câu biền ngẫu: Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lập/Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên hùng cứ một phương.

=> Tác dụng: tăng tính thuyết phục cho lí lẽ, dẫn chứng, giúp thêm phần khí thế cho Đại Việt khi đặt ngang tầm với các triều đại ở Trung Quốc.