Trang chủ Lớp 8 Soạn văn 8 Cánh diều chi tiết Đọc trước truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa, tìm hiểu thêm thông...

Đọc trước truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa, tìm hiểu thêm thông tin về nhà văn Thạch Lam. Đọc trước văn bản và tìm hiểu về tác giả...

Đọc trước văn bản và tìm hiểu về tác giả. Giải và trình bày phương pháp giải soạn văn Câu 1 trang 19 SGK Ngữ văn 8 tập 1, Chuẩn bị 1 - Gió lạnh đầu mùa, Bài 1: Truyện ngắn Soạn văn 8 - Cánh diều.

Câu 1 (trang 19, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Đọc trước truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa, tìm hiểu thêm thông tin về nhà văn Thạch Lam.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc trước văn bản và tìm hiểu về tác giả.

Answer - Lời giải/Đáp án

Cách 1

- Thạch Lam (1910 – 1942) sinh ra và học tập tại Hà Nội nhưng thuở nhỏ sống ở phố huyện Cẩm Giàng - Hải Dương.

- Sau khi đỗ Tú tài, ông thôi học về làm báo với anh và gia nhập Tự lực văn đoàn.

- Là người thông minh, trầm tĩnh, điềm đạm, đôn hậu và rất tinh tế

- Sáng tác thường hướng vào cuộc sống cơ cực của những người dân thành thị nghèo và vẻ đẹp nên thơ của cuộc sống thường nhật.

- Cốt truyện đơn giản thuộc hoặc không có cốt truyện.

Advertisements (Quảng cáo)

- Thạch Lam đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật.

- Có sự hòa quyện tuyệt vời giữa hai yếu tố hiện thực và lãng mạn, tự sự và trữ tình.

- Ông để lại các tác phẩm tiêu biểu như: “Gió đầu mùa” (1937), “Nắng trong vườn” (1938), “Sợi tóc” (1942), “Ngày mới” (1939), “Theo dòng” (1941), “Hà Nội ba sáu phố phường” (1943), ...

Cách 2:

- Nhà văn Thạch Lam (1910 – 1942):

+ Ông tên thật là Nguyễn Tường Lân, sinh ra và học tập tại Hà Nội nhưng thuở nhỏ sống ở phố Cẩm Giàng – Hải Dương. Sau khi đỗ Tú tài, ông thôi học về làm báo với anh và gia nhập nhóm Tự Lực văn đoàn.

+ Ông là người thông minh, trầm tính, điềm đạm, đôn hậu và rất tinh tế.

+ Về quan điểm sáng tác: theo Thạch Lam, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực, nó tác động sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm của con người. Ông quan niệm “Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn”.

+ Các tác phẩm tiêu biểu: Gió đầu mùa (1937), Nắng trong vườn (1938), Sợi tóc (1942), Ngày mới (1939), Theo dòng (1941), Hà Nội băm sáu phố phường (1943),…

+ Về phong cách nghệ thuật: ông thường sáng tác hướng vào cuộc sống cơ cực của những người dân thành thị nghèo và vẻ đẹp nên thơ của cuộc sống thường nhật, cốt truyện đơn giản, thuộc hoặc không có cốt truyện. Đồng thời, có sự hòa quyện tuyệt vời giữa hai yếu tố hiện thực và lãng mạn, tự sự và trữ tình.