Câu 1
Câu 1 (trang 67, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Tìm câu khẳng định và câu phủ định trong những câu dưới đây. Chỉ ra đặc điểm về ý nghĩa và hình thức của mỗi câu.
a. Tất cả những điều ấy, họ làm sao hiểu được rõ ràng, đích xác. (Ngô gia văn phái)
b. Hôm sau, vua Quang Trung hạ lệnh tiến quân (Ngô gia văn phái)
c. Các quân đều nghiêm chỉnh đội ngũ mà đi (Ngô gia văn phái)
d. Chị Dậu vẫn chưa nguôi cơn giận (Ngô Tất Tố)
Đọc kĩ phần Kiến thức ngữ văn đầu bài về câu khẳng định, câu phủ định
a. Câu phủ định. Trong câu có từ "làm sao”. Câu xác nhận về việc người được nói đến không xác định, hiểu rõ về vấn đề gì đó.
b. Câu khẳng định. Câu không chứa các từ ngữ phủ định. Câu xác nhận về việc vua Quang Trung hạ lệnh tiến quân.
c. Câu khẳng định. Câu không chứa các từ ngữ phủ định. Câu thông báo về hành động phải làm.
d. Câu phủ định. Câu có từ "chưa”. Câu xác nhận về việc chị Dậu vẫn còn đang giận.
Câu 2
Câu 2 (trang 67, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Trong hai đoạn văn dưới đây (trích văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh của Ngô gia văn phái), câu nào được dùng để hỏi, câu nào được dùng để khẳng định, để phủ định? Vì sao?
a. Tổng đốc họ Tôn đem thứ quân nhớ nhà kia mà chống chọi, thì địch sao cho nổi? Họ chẳng qua chỉ là người khách, chuyến này sang cũng cốt xem sự thế khó hay dễ để liệu bề tiến lui mà thôi. Nhưng còn nhà nước của ta thì sao? Thái hậu có thể chạy sang đất Trung Hoa một chuyến nữa chăng?
b. Tự vương trẻ tuổi, chưa từng trải công việc, trước đây tới đón chào ta ở Lạng Sơn, sao không nói cho rõ? Bấy giờ, nhân khi ta thắng, đè bẹp ngay lúc chúng đang khốn đốn, há chẳng dễ dàng hơn hay sao?
Đọc kĩ phần Kiến thức ngữ văn đầu bài về câu khẳng định, câu phủ định
a.
Câu phủ định: "Họ chẳng qua chỉ là người khách, chuyến này sang cũng cốt xem sự thế khó hay dễ để liệu bề tiến lui mà thôi.” do trong câu có từ mang nghĩa phủ định "chẳng”.
Câu để hỏi: "Tổng đốc họ Tôn đem thử quân nhớ nhà kia mà chống chọi, thì địch sao cho nổi?”; "Nhưng còn nhà nước của ta thì sao?”; "Thái hậu có thể chạy sang đất Trung Hoa một chuyến nữa chăng?” do trong 3 câu có chưa từ để hỏi và cuối câu có dấu "?”
Advertisements (Quảng cáo)
b.
Câu phủ định: "Tự vương trẻ tuổi, chưa từng trải công việc, trước đây tới đón chào ta ở Lạng Sơn, sao không nói cho rõ?” do trong câu có từ mang nghĩa phủ định "chưa”.
Câu để hỏi: "Bấy giờ, nhân khi ta thắng, đè bẹp ngay lúc chúng đang khốn đốn, há chẳng dễ dàng hơn hay sao?” do trong câu có chưa từ để hỏi và cuối câu có dấu "?”
Câu 3
Câu 3 (trang 67, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Chuyển những câu khẳng định dưới đây thành những câu có ý nghĩa tương đương, trong đó có sử dụng hai lần từ phủ định:
a. Ai cũng muốn đuổi chúng đi (Ngô gia văn phái)
b. Ngày nào Thị Nở cũng phải đi qua vườn nhà hắn (Nam Cao)
c. Từ đấy, ngày nào Hoài Văn cũng xuống các thôn xóm, vận động bà con đứng lên cứu nước (Nguyễn Huy Tưởng)
Đọc kĩ phần Kiến thức ngữ văn đầu bài về câu khẳng định, câu phủ định
a. Không ai là không muốn đuổi chúng đi.
b. Không ngày nào Thị Nở không đi qua qua vườn nhà hắn.
c. Từ đấy, không ngày nào Hoài Văn không xuống các thôn xóm, vận động bà con đứng lên cứu nước.
Câu 4
Câu 4 (trang 68, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Viết một đoạn văn (khoảng 5 – 7 dòng) nêu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh (Ngô gia văn phái), trong đó có sử dụng câu khẳng định được thể hiện dưới hình thức “phủ định của phủ định”.
Viết đoạn văn theo yêu cầu
Trong tác phẩm Quang Trung đại phá quân Thanh (Ngô gia văn phái), hình ảnh Quang Trung hiện lên là một vị tướng kì tài, trí dũng vô song. Quang Trung đã tự mình dẫn quân tiêu diệt hai mươi chín vạn quân Thanh xâm lược, xây nên Gò Đống Đa lịch sử bất tử. Không thể không công nhận tài năng và đức độ của vị vua này. Chiến thắng ấy vẫn còn vang dội và là niềm tự hào của dân tộc ta cho đến ngày nay. Hình tượng người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đã để lại trong ta bao ấn tượng không phai mờ.
Chú thích:
Câu khẳng định dưới hình thức phủ định của phủ định: Không thể không công nhận tài năng và đức độ của vị vua này.