Trang chủ Lớp 8 Soạn văn 8 Cánh diều chi tiết tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Nam Cao và một...

tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Nam Cao và một số bài viết xung quanh tác phẩm Lão Hạc...

Đọc trước văn bản và tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Giải và trình bày phương pháp giải soạn văn trang 4 SGK Ngữ văn 8 tập 2, Chuẩn bị - Lão Hạc, Bài 6. Truyện Soạn văn 8 - Cánh diều.

(trang 4, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Đọc trước truyện ngắn Lão Hạc; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Nam Cao và một số bài viết xung quanh tác phẩm Lão Hạc

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Đọc trước văn bản và tìm hiểu thêm thông tin về tác giả

Answer - Lời giải/Đáp án

Cách 1

Nam Cao tên khai sinh là Trần Hữu Tri (có nguồn ghi là Trần Hữu Trí), sinh ngày 29 tháng 10 năm 1915 nhưng giấy khai sinh ghi là 1917. Quê ông tại làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, phủ Lý Nhân (nay là xã Hòa Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam). Ông đã ghép hai chữ của tên tổng và huyện làm bút danh: Nam Cao.

Là một nhà văn, nhà thơ, nhà báo và cũng là một chiến sĩ, liệt sỹ người Việt Nam. Ông là nhà văn hiện thực lớn (trước Cách mạng Tháng Tám), một nhà báo kháng chiến (sau Cách mạng), một trong những nhà văn tiêu biểu nhất thế kỷ 20. Nam Cao có nhiều đóng góp quan trọng đối với việc hoàn thiện phong cách truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ 20.

Tham khảo bài viết: Lão Hạc - Truyện ngắn Nam Cao.

Cách 2:

+ Nam Cao (tên khai sinh là Trần Hữu Tri, 29 tháng 10, năm 1915 hoặc 1917 – 30 tháng 11 năm 1951) là một nhà văn, nhà thơ, nhà báo và cũng là một chiến sĩ, liệt sỹ người Việt Nam.

+ Ông là nhà văn hiện thực lớn (trước Cách mạng Tháng Tám), một nhà báo kháng chiến (sau Cách mạng), một trong những nhà văn tiêu biểu nhất thế kỷ 20.

Cách 3:

- Tác giả Nam Cao(1915/1917 – 1951): tên thật là Trần Hữu Tri. Quê ông ở Lý Nhân, Hà Nam. Ông sinh ra trong một gia đình công giáo bậc trung. Thuở nhỏ ông học ở trường làng, sau đó được gửi xuống Nam Định học. Sau đó do thể chất yếu nên ông về nhà chữa bệnh rồi cưới vợ. Năm 18 tuổi ông vào Sài Gòn nhận làm thư kí cho một hiệu may. Khi trở ra Bắc ông dạy học tại Hà Nội. Năm 1943, ông gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc. Năm 1945, ông tham gia cướp chính quyền ở Lý Nhân và được cử làm chủ tịch xã. Năm 1946 ông gia Hà Nội hoạt động Hội Văn hóa cứu quốc. Năm 1948, ông gia nhập Đảng Cộng Sản Việt Nam. Năm 1950, ông làm việc cho Hội Văn nghệ Việt Nam, tại tạp chí văn nghệ.

- Quan điểm sáng tác

+ Ông theo quan điểm “nghệ thuật vị nhân sinh” ": “Nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối, không cần là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than”

+ Ông quan niệm: Tác phẩm "phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi; ca tụng tình yêu, bác ái, công bằng” và "Văn chương không cần đến sự khéo tay, làm theo một cái khuôn mẫu. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo ra cái gì chưa có”.