Trang chủ Lớp 8 Soạn văn 8 - Chân trời sáng tạo chi tiết Câu 3 (trang 17, SGK Ngữ văn 8, tập 1): Nhận xét...

Câu 3 (trang 17, SGK Ngữ văn 8, tập 1): Nhận xét về cách sắp xếp các phần trong bố cục của bài thơ...

Vận dụng kĩ năng đọc hiểu Lời Giải soạn văn Câu 3 trang 17 SGK Ngữ văn 8 tập 1, Suy ngẫm và phản hồi 3 - Nhớ đồng, Bài 1: Những gương mặt thân yêu Soạn văn 8 - Chân trời sáng tạo.

Câu 3 (trang 17, SGK Ngữ văn 8, tập 1)

Nhận xét về cách sắp xếp các phần trong bố cục của bài thơ. Từ đó, xác định sự vận động của mạch cảm xúc được tác giả thể hiện trong bài thơ.

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Vận dụng kĩ năng đọc hiểu

Answer - Lời giải/Đáp án

Cách 1

- Phần 1 (Từ đầu đến “thiệt thà”): Nỗi nhớ da diết cuộc sống bên ngoài nhà tù.

- Phần 2 (Tiếp theo đến “ngát trời”): Nỗi nhớ về chính mình trong những ngày chưa bị giam cầm.

- Phần 3 (còn lại): Trở lại thực tại trại giam cầm lòng trĩu nặng với nỗi nhớ triền miên.

→ Sự vận động của mạch cảm xúc được tác giả thể hiện: Nhớ đồng đã thể hiện nỗi nhớ quê da diết của nhà thơ, tiếp đó là sự nhớ thương cuộc sống và cao hơn là nỗi lòng khao khát tự do và bất bình với thực tại.

Cách 2:

- Cách sắp xếp các phần trong bố cục của bài thơ:

Advertisements (Quảng cáo)

Bố cục: 3 phần:

+ Phần 1 (từ đầu đến “rất thiệt thà): Nỗi nhớ da diết của nhà thơ với cuộc sống bên ngoài

+ Phần 2 (tiếp đến “bát ngát trời): Nhớ chính bản thân khi chưa bị giam nơi ngục tù

+ Phần 3 (còn lại): Trở lại thực tại

- Sự vận động tâm trạng của tác giả trong bài thơ:

Từ tiếng hò → đồng quê → đồng bào → nhớ chính mình → từ quá khứ → hiện tại → say mê lí tưởng → khát khao tự do.

→ Mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ tự nhiên mà logic. Nó rất hợp với tâm trạng của một người chiến sĩ đang khao khát hành động nhưng lại bị giam cầm, tù hãm.

Cách 3:

- Phần 1: 9 khổ thơ đầu: nỗi nhớ của người cộng sản với cuộc sống bên ngoài nhà tù

- Phần 2: 2 khổ tiếp: nhà thơ nhớ về bản thân mình những ngày chưa bị giam cầm

- Phần 3: còn lại: trở lại thực tại phòng giam ngột ngạt

Các phần đi từ khao khát đến thực tại, mạch cảm xúc của tác giả cũng đi từ nỗi nhớ quê nhà đến nhớ những ngày tự do cho đến thực tại phũ phàng bây giờ. Bài thơ là mạch cảm xúc trôi chảy của tác giả. Sự bức bối trong nhà tù, sự cô đơn của nhà thơ bắt gặp tiếng hò quê hương tha thiết, đó là nguyên nhân khởi nguồn cho bao cảm xúc nhớ thương của nhà thơ về quê hương, về đồng bào. Để rồi từ đó càng dậy lên trong lòng nhà thơ khát khao được tự do, khát khao hành động, khát khao thực hiện lí tưởng hòng đem lại độc lập cho dân tộc, sự no ấm cho quê hương. Mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ tự nhiên mà lô gích. Nó rất hợp với tâm trạng của một người chiến sĩ trẻ đang khao khát hành động nhưng lại bị giam cầm, tù hãm.

Advertisements (Quảng cáo)