Câu 3 (trang 16, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Nhận xét về bố cục, niêm, luật, vần, nhịp của bài thơ sau:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
(Hồ Chí Minh, Cảnh khuya)
Vận dụng kiến thức về thơ Đường luật
Advertisements (Quảng cáo)
- Bố cục: 2 phần:
+ Phần 1 (câu 1, 2): tả khung cảnh thiên nhiên thơ mộng.
+ Phần 2 (câu 3, 4): khắc họa hình ảnh con người ưu tư vì dân vì nước
- Niêm: chữ thứ hai của câu 1 là “trắc” niêm với chữ thứ hai của câu 4 cũng là “trắc”, chữ thứ hai của câu 2 là “bằng” niêm với chữ thứ hai của câu 3 cũng là “bằng”
- Luật: đây là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt luật trắc vần bằng theo luật Đường
- Vần: chỉ hiệp theo một vần ở các câu 1, 2 và 4 (xa – hoa – nhà)
- Nhịp: cách ngắt theo nhịp 3/4 ở câu đầu “Tiếng suối trong/ như tiếng hát xa” và nhịp 4/3 hoặc 2/2/3 ở các câu sau. Sự chuyển nhịp này góp phần tạo nét sinh động, duyên dáng cho bài thơ.
- Đối: thơ tứ tuyệt không có quy định đối cụ thể và khắt khe như thất ngôn bát cú