Câu 4 (trang 77, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
So sánh thái độ, tình cảm của tác giả khi viết về Vua Quang Trung – nghĩa quân Tây Sơn và về anh em Trịnh Tông – đám kiêu binh; Lê Chiêu Thống, Tôn Sĩ Nghị và đội quân xâm lược nhà Thanh. Theo em, cách thể hiện thái độ như vậy có phù hợp với truyện lịch sử hay không? Vì sao?
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu
Cách 1
Thái độ, tình cảm của tác giả khi viết về Vua Quang Trung – nghĩa quân Tây Sơn và về anh em Trịnh Tông – đám kiêu binh; Lê Chiêu Thống, Tôn Sĩ Nghị và đội quân xâm lược nhà Thanh được tác giả thể hiện khác nhau để ta thấy được rõ ràng thái độ kính trọng và khinh thường của tác giả đối với những người anh hùng lịch sử và quân giặc. Em thấy cách thể hiện thái độ như vậy phù hợp với truyện lịch sử vì thái độ của tác giả chính cách thể hiện chân thực nhất với những sự kiện và nhân vật lịch sử. Đối với giặc là căm phẫn còn với anh hùng là thái độ ngưỡng mộ, trân trọng.
Cách 2:
- Thái độ kính trọng đối với những người anh hùng lịch sử và khinh thường quân giặc.
Advertisements (Quảng cáo)
- Cách thể hiện thái độ như vậy phù hợp với truyện lịch sử vì thái độ của tác giả chính cách thể hiện chân thực nhất với những sự kiện và nhân vật lịch sử.
Cách 3:
- Thái độ, tình cảm của tác giả khi viết về Vua Quang Trung – nghĩa quân Tây Sơn và về anh em Trịnh Tông – đám kiêu binh, Lê Chiêu Thống, Tôn Sĩ Nghị, đội quân xâm lược nhà Thanh là:
+ Với anh em Trịnh Tông – đám kiêu binh: thái độ phê phán thể hiện qua cách tưởng thuật, miêu tả cảnh kiêu binh phò Trịnh Tông lên ngôi như một trò hề khôi hài, chưa từng thấy trong các nghi lễ đăng quang của hoàng đế...
+ Với Vua Quang Trung – nghĩa quân Tây Sơn: thái độ nể trọng, ngợi ca thể hiện qua cách tường thuật, miêu tả tính kỉ luật, dũng mãnh, cách thể hiện chân dung Hoàng đế Quang Trung như một anh hùng chiến trận, một vị vua mưu lược, bách chiến bách thắng,
- Truyện lịch sử tuy rất coi trọng tính xác thực của các thông tin khách quan liên quan đến các sự kiện, nhân vật lịch sử, nhưng cũng chấp nhận cái nhìn cách nhìn lịch sử theo quan điểm, thái độ của tác giả. Theo đó, cũng chấp nhận việc tác giả bộc lộ tình cảm, cảm xúc theo cách riêng. Thái độ phê phán, tố cáo của tác giả với đội quân xâm lược nhà Thanh thể hiện chủ nghĩa yêu nước, lập trường dân tộc và rất rạch ròi. Ngô Gia văn phái tuy có tư tưởng phò Lê nhưng không vì thế mà không phô bày tội trạng của vua tôi Lê Chiêu Thống hay không thừa nhận khẳng định công trạng lịch sử của Vua Quang Trung.
Cách 4:
Thái độ, tình cảm của tác giả khi viết về Vua Quang Trung – nghĩa quân Tây Sơn và về anh em Trịnh Tông – đám kiêu binh; Lê Chiêu Thống, Tôn Sĩ Nghị và đội quân xâm lược nhà Thanh được tác giả thể hiện khác nhau để ta thấy được thái độ kính trọng và khinh thường của tác giả đối với anh hùng lịch sử và những quân giặc chân thực và gần gũi tới cho người đọc cảm nhận được chân thật lịch sử Việt ta. Theo em, cách thể hiện thái độ như vậy có phù hợp với truyện lịch sử vì với ngôn ngữ kể, tả chân thực, tác phẩm đã khắc họa sinh động các nhân vật lịch sử, từ nhân vật chính nghĩa đến phản diện đều được hiện lên rõ nét kết hợp với sử dụng giọng điệu trần thuật thể hiện thái độ của tác giả với vương triều Lê, với chiến thắng của nhân dân, dân tộc với bọn cướp nước.