Câu 3 (trang 102, SGK Ngữ văn 8, tập 2)
Tác giả cười ai, cười điều gì? Nêu tác dụng của những thủ pháp nghệ thuật đã tạo nên tiếng cười trong bài thơ.
Vận dụng kĩ năng đọc hiểu
Cách 1
Tác giả cười chính bản thân mình, cười cho hoàn cảnh thiếu thốn của chính mình.
Tác dụng của những thủ pháp nghệ thuật đã tạo nên tiếng cười trong bài thơ: Tạo ra tiếng cười nhẹ nhàng mà thâm sâu, có tính bông đùa, có sẵn nhưng hóa ra lại không có gì, nhấn mạnh sự chân tình có thể bù đắp sự thiếu thốn vật chất.
Advertisements (Quảng cáo)
Cách 2:
- Tác giả cười chính bản thân, cười cho hoàn cảnh thiếu thốn của chính mình.
- Tác dụng: Tạo ra tiếng cười nhẹ nhàng mà thâm sâu, nhấn mạnh sự chân tình có thể bù đắp sự thiếu thốn vật chất.
Cách 3:
Bằng cách sử dụng lối nói phóng đại, tác giả đã tạo ra tiếng cười tự trào hóm hỉnh, nhẹ nhàng vì tuy tác giả tả cảnh không có gì thết đãi bạn nhưng qua câu thơ cuối lại làm cho mọi người thấy tình cảm của tác giả với bạn khăng khít hơn bao giờ hết.
Cách 4:
Tác giả cười mình, cười vì bạn tới chơi mà không có gì tiếp đã chào đón bạn, tất cả đều có nhưng đều không dùng được
Thủ pháp nghệ thuật đã tạo nên tiếng cười trong bài thơ giúp người đọc thấy được tình bạn trong sáng đẹp và vô cùng hài hước mộc mạc không vì vật chất.