Trang chủ Lớp 8 Soạn văn 8 - Chân trời sáng tạo chi tiết Tác giả đã nêu ra giả định gì trong hai câu thơ...

Tác giả đã nêu ra giả định gì trong hai câu thơ cuối? Giả định đó góp phần bộc lộ điều gì về nhà thơ?...

Vận dụng kĩ năng đọc hiểu Trả lời soạn văn Câu 2 trang 103 SGK Ngữ văn 8 tập 2, Suy ngẫm và phản hồi 2 - Đề đền Sầm Nghi Đống, Bài 10. Cười mình - cười người Soạn văn 8 - Chân trời sáng tạo.

Câu 2 (trang 103, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Tác giả đã nêu ra giả định gì trong hai câu thơ cuối? Giả định đó góp phần bộc lộ điều gì về nhà thơ?

Method - Phương pháp giải/Hướng dẫn/Gợi ý

Vận dụng kĩ năng đọc hiểu

Answer - Lời giải/Đáp án

Cách 1

Tác giả đã nêu ta giả định “Ví đây đổi sự làm trai được” trong hai câu thơ cuối

Giả định đó góp phần bộc lộ: Cái ý nghĩa đối phận làm trai đã thể hiện cái mặc cảm phụ nữ đối với nam giới trong xã hội phong kiến đàn áp đặt vào ý thức nhà thơ. Nhưng mặt khác, nó cũng thể hiện nhu cầu đổi phận, không chịu an phận của bà. Cái cách bà tự xưng là đây để đối lại với Sầm Nghi Đống là đấy, thì dù bà chưa đổi phận được, bà cũng đã rất coi thường vị nam nhi họ Sầm. Câu kết há bấy nhiêu có thể nghĩ rằng Hồ Xuân Hương tự cho mình có thể làm gấp nhiều lần, so với sự nghiệp của sầm, song đúng hơn, nên biểu hiện một lời dè bỉu.

Cách 2:

- Giả định “Ví đây đổi sự làm trai được” trong hai câu thơ cuối

- Bộc lộ: Hồ Xuân Hương tự cho mình có thể làm gấp nhiều lần, so với sự nghiệp của sầm, song đúng hơn, nên biểu hiện một lời dè bỉu.

Cách 3:

– Giả định được nêu trong hai câu thơ cuối: Nếu nhà thơ đổi phận làm trai được thì sự nghiệp anh hùng không ít ỏi, thất bại như Sầm Nghi Đống

– Giả định góp phần cho thấy, Hồ Xuân Hương tuy có mặc cảm thân phận nhưng không chịu an phận, có khát vọng lập nên sự nghiệp vẻ vang như đấng nam nhi. Bên cạnh đó, giả định này cũng bộc lộ sự coi thường đối với sự nghiệp của viên tướng bại trận Sầm Nghi Đống.

Cách 4:

Tác giả đã nêu ra giả định gì trong hai câu thơ cuối là đổi phận làm trai. Giả định đó góp phần bộc lộ điều sựu chế giễu trong quan niệm của nhà thơ về "sự anh hùng”